Du học tại Đức mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho sinh viên quốc tế, trong đó có việc làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt và tích lũy kinh nghiệm quý báu. Khác với một số quốc gia có quy định làm thêm khắt khe như Mỹ hay Úc, Đức khuyến khích du học sinh tham gia làm việc bán thời gian. Điều này không chỉ giúp sinh viên cải thiện tài chính mà còn là cơ hội tuyệt vời để họ hòa nhập với văn hóa và lối sống của người Đức. Những kinh nghiệm, va chạm trong công việc sẽ giúp bạn trưởng thành và chững chạc hơn trên hành trình du học.
Hãy cùng German Link tìm hiểu những thông tin cần thiết về làm thêm tại Đức dành cho du học sinh trong năm 2024.
Thông tin mới nhất về việc làm thêm tại Đức 2024
Làm thêm tại Đức có cần giấy phép không?
CÓ. Du học sinh tại Đức muốn đi làm thêm bắt buộc phải có giấy phép Lao động (Arbeitserlaubnis) trước khi bắt đầu công việc. Giấy phép này được cấp bởi Sở Lao động địa phương và Sở Ngoại kiều. Quy trình xin giấy phép thường mất khoảng 2-4 tuần, vì vậy sinh viên nên lên kế hoạch trước để đảm bảo có đủ thời gian chuẩn bị. Khi nộp đơn xin giấy phép, bạn cần cung cấp hợp đồng lao động hoặc thư mời làm việc từ nhà tuyển dụng, cùng với các giấy tờ cá nhân như hộ chiếu và thẻ sinh viên.
Số giờ du học sinh tại Đức được phép làm thêm kể từ 2024
Kể từ năm 2024, du học sinh tại Đức được phép làm việc tối đa 140 ngày/năm với 8 tiếng/ngày hoặc 280 ngày/năm với 4 tiếng/ngày. Tuy nhiên, trong thời gian học tập, để đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học, sinh viên không được phép làm quá 20 tiếng/tuần. Điều này giúp sinh viên có thể cân bằng giữa công việc và học tập, đồng thời tận dụng thời gian nghỉ hè để làm việc nhiều giờ hơn nếu muốn.
Mức lương tối thiểu mà các bạn nhận được từ năm 2024
Vào năm 2024 mức lương tối thiểu tại Đức đã được tăng từ 12 Euro/giờ lên 12.41 Euro/giờ. Tuy nhiên, mức lương thực tế có thể cao hơn tùy thuộc vào loại công việc, kinh nghiệm và thành phố bạn sinh sống. Ví dụ, làm việc tại các thành phố lớn như Munich hay Frankfurt thường có mức lương cao hơn so với các thành phố nhỏ.
Ngoài ra, nhiều công việc như phục vụ bàn, bưng bê… thì các bạn còn có thể nhận tiền tip, hoặc phụ cấp ca đêm hoặc làm thêm giờ trong ngành dịch vụ, giúp tăng thêm thu nhập cho sinh viên.
Du học sinh cần đóng thuế với thu nhập làm thêm không?
Câu trả lời là không nếu thu nhập của bạn dưới 520 Euro/tháng.
Nếu thu nhập của bạn trên 520 Euro/tháng, bạn sẽ phải đóng thuế và các khoản đóng góp xã hội như bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, và bảo hiểm thất nghiệp. Tỷ lệ đóng góp này sẽ phụ thuộc vào mức thu nhập cụ thể của bạn.
Tìm việc làm thêm tại đâu?
Có nhiều cách để du học sinh tìm việc làm thêm tại Đức:
- Bạn có thể sử dụng các trang web tìm việc phổ biến như Indeed, Nebenjob, Studentjob và LinkedIn. Các trang này thường có mục riêng dành cho công việc bán thời gian và việc làm sinh viên.
- Đăng ký với các công ty môi giới việc làm như Zenjob, Studitemps, và Jobmensa.de. Các công ty chuyên cung cấp việc làm ngắn hạn và bán thời gian cho sinh viên.
- Khai thác mạng lưới cá nhân bằng cách kết nối với bạn bè, giáo viên và cựu sinh viên. Nhiều cơ hội việc làm thường được chia sẻ thông qua mạng lưới này.
- Liên hệ với trung tâm hỗ trợ sinh viên tại trường đại học. Các trung tâm này thường có thông tin cập nhật về việc làm dành riêng cho sinh viên.
- Tham gia các hội chợ việc làm và sự kiện tuyển dụng được tổ chức tại trường đại học hoặc trong thành phố.
Lợi ích của việc làm thêm tại Đức:
Làm thêm tại Đức mang lại nhiều lợi ích cho du học sinh:
- Có thêm thu nhập: Thu nhập từ việc làm thêm giúp sinh viên trang trải chi phí sinh hoạt, du lịch và theo đuổi sở thích cá nhân mà không cần phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình.
- Trải nghiệm văn hóa: Làm việc trong môi trường Đức giúp sinh viên hiểu rõ hơn về lối sống, văn hóa làm việc và giao tiếp của người bản địa.
- Phát triển kỹ năng: Công việc bán thời gian giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề.
- Cơ hội nghề nghiệp: Kinh nghiệm làm việc tại Đức có thể là lợi thế lớn khi xin việc sau khi tốt nghiệp, đặc biệt nếu bạn muốn làm việc lâu dài tại đây.
- Nâng cao khả năng ngôn ngữ: Làm việc trong môi trường nói tiếng Đức giúp cải thiện đáng kể khả năng ngôn ngữ, đặc biệt là từ vựng chuyên ngành.
Du học sinh lưu ý một số điểm sau khi làm thêm tại Đức:
- Cân bằng giữa học tập và làm việc: Ưu tiên việc học và đảm bảo không vượt quá giới hạn giờ làm việc cho phép. Nên lập kế hoạch thời gian cụ thể để không bị ảnh hưởng đến kết quả học tập.
- Phát triển kỹ năng ngôn ngữ: Tận dụng cơ hội để nâng cao khả năng tiếng Đức. Nếu có thể, hãy chọn công việc yêu cầu giao tiếp nhiều bằng tiếng Đức.
- Xây dựng mạng lưới quan hệ: Tạo dựng các mối quan hệ chuyên nghiệp có thể hữu ích trong tương lai. Giữ liên lạc với đồng nghiệp và cấp trên, họ có thể trở thành người giới thiệu quý giá cho bạn sau này.
- Chọn công việc phù hợp: Nên tìm việc làm liên quan đến ngành học hoặc lĩnh vực mình quan tâm. Điều này sẽ giúp tích lũy kinh nghiệm có giá trị cho sự nghiệp tương lai.
- Hiểu rõ quyền lợi: Tìm hiểu về quyền lợi của người lao động tại Đức, bao gồm các chế độ bảo hiểm, nghỉ phép và an toàn lao động.
Nguồn thông tin: https://www.studying-in-germany.org/working-while-studying-in-germany/
Làm thêm tại Đức không chỉ là cơ hội kiếm thêm thu nhập mà còn là trải nghiệm quý giá giúp du học sinh phát triển toàn diện. Với những quy định tương đối linh hoạt và nhiều lợi ích, việc làm thêm tại Đức đang ngày càng trở nên phổ biến và được khuyến khích.
Trên đây là những lưu ý về việc làm thêm tại Đức, nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin về du học Đại học Đức, liên hệ German Link qua số Hotline: 08.2999.3111 để được cung cấp đầy đủ thông tin và hỗ trợ nhiệt tình nhé!