Lộ trình du học Đức từ A – Z mới nhất 2025

Giai đoạn 1: Học tiếng Đức/học tiếng Anh và tìm hiểu khóa học phù hợp 

Du học Đức ngày càng trở thành lựa chọn hấp dẫn đối với bạn Việt Nam nhờ hệ thống giáo dục chất lượng, chi phí hợp lý và nhiều cơ hội phát triển sau tốt nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện ước mơ du học Đức, bạn cần chuẩn bị một lộ trình rõ ràng, từ học tiếng, thẩm tra APS, nộp hồ sơ đến xin visa và nhập học. 

Trong bài viết này, German Link sẽ hướng dẫn bạn lộ trình du học Đức 2025, giúp bạn chuẩn bị kỹ càng và tự tin hơn trên hành trình học tập tại đây.

1. Trường hợp CHƯA tốt nghiệp Đại học Việt Nam

Đối tượng phù hợp:

  • Học sinh vừa tốt nghiệp THPT.
  • Sinh viên đã trúng tuyển vào một ngành học Đại học chính quy tại Việt Nam nhưng chưa nhập học.
  • Sinh viên đang theo học đại học nhưng chưa tốt nghiệp.
  • Sinh viên đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng.
  • Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng và được chuyển tiếp vào hệ Đại học chính quy tại Việt Nam.

Với các bạn chưa tốt nghiệp Đại học thì sẽ áp dụng quy trình du học Đức sau:

Giai đoạn 1: Học và thi bằng tiếng Đức  B1/B2

Giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình du học Đức là học và thi lấy chứng chỉ tiếng Đức B1/B2. Chương trình học cấp tốc thường kéo dài khoảng 7 tháng, với mục tiêu tối thiểu là đạt chứng chỉ B1. Tuy nhiên, nếu có thể đạt B2, bạn sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn khi xét tuyển vào các trường dự bị đại học.

Ngoài ra, nếu dự định theo học các ngành học đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao, bạn có thể cần tham gia khóa luyện thi dự bị đại học (STK). Đây là khóa học giúp bạn củng cố kiến thức nền tảng và làm quen với phương pháp học tập tại Đức.

Giai đoạn 1: Học và thi bằng tiếng Đức  B1/B2

Giai đoạn 2: Thẩm tra APS và thi TestAS

1. Thẩm tra APS

APS là bộ phận thuộc Phòng Văn hóa của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội, chịu trách nhiệm thẩm tra xem ứng viên có đáp ứng điều kiện cơ bản để nhập học đại học tại Đức hay không. Nếu đủ điều kiện, bạn sẽ nhận được Chứng chỉ số (điện tử) hoặc Chứng nhận số (điện tử) – một yêu cầu bắt buộc để được nhập học tại các trường đại học Đức.

Lưu ý: Chứng chỉ/chứng nhận này có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày cấp. Thời gian xét duyệt APS thường kéo dài 6-8 tuần, tùy thuộc vào tiến độ xử lý của phòng APS – Đại sứ quán Đức.

2. Thi TestAS

TestAS là bài kiểm tra đánh giá khả năng học đại học của sinh viên nước ngoài tại Đức, được tổ chức nhiều lần trong năm (thường vào tháng 2, 4 và 10). Tuy nhiên, bạn cần hoàn thành bài thi trước khi nộp hồ sơ du học.

Kết quả sẽ có sau khoảng 4 tuần và được công bố trên tài khoản cá nhân tại www.TestAS.de. Đặc biệt, kết quả TestAS có giá trị không thời hạn.

Lưu ý: Bài thi có thể thực hiện bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh mà không ảnh hưởng đến kết quả xét tuyển. Vì vậy, hãy chọn ngôn ngữ bạn tự tin nhất để đạt kết quả cao nhất. Nếu cần hỗ trợ đăng ký thi TestAS, bạn có thể liên hệ German Link nhé!

Giai đoạn 2: Thẩm tra APS và thi TestAS

Giai đoạn 3: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ xin giấy mời thi đầu vào dự bị Đại học Đức (STK)

Ở giai đoạn này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của từng trường và nộp đơn xin giấy mời thi đầu vào dự bị Đại học (STK). Mỗi trường có quy định riêng về hồ sơ, thời hạn nộp đơn và lịch thi, thường diễn ra từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm.

Giai đoạn 4: Chờ kết quả

Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được giấy mời thi đầu vào Dự bị Đại học (STK) từ các trường đã đăng ký. Thời gian xét duyệt hồ sơ và gửi giấy mời thi có thể khác nhau tùy từng trường, thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Trong thời gian này, bạn nên theo dõi email thường xuyên để cập nhật thông tin từ trường, chuẩn bị kiến thức để ôn tập cho kỳ thi đầu vào và sẵn sàng cho các bước tiếp theo.

Giai đoạn 5: Chuẩn bị tài chính và thủ tục cần thiết

Trước khi nộp hồ sơ xin visa, bạn cần hoàn tất các thủ tục tài chính và giấy tờ cần thiết, bao gồm:

1. Mở tài khoản phong tỏa

  • Nộp số tiền 13.092 EUR (chưa bao gồm phí ngân hàng) vào tài khoản phong tỏa theo quy định của Đại sứ quán Đức.
  • Tài khoản phong tỏa có thể mở tại VietinBank (tại tất cả các chi nhánh ở Việt Nam) hoặc trực tuyến qua các đơn vị trung gian như Expatrio, Fintiba,…

2. Mua bảo hiểm y tế

  • Bắt buộc phải có bảo hiểm y tế dành cho sinh viên dự bị tại Đức.
  • German Link hỗ trợ đăng ký mua bảo hiểm và ôn thi đầu vào dự bị đại học.

3. Hoàn thiện hồ sơ xin visa

  • Sau khi hoàn tất tài chính và bảo hiểm, bạn cần đặt lịch hẹn với VFS Global – đơn vị tiếp nhận hồ sơ xin visa du học Đức.
  • Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm: Hộ chiếu, giấy báo nhập học hoặc giấy mời thi STK, chứng nhận APS, tài khoản phong tỏa, bảo hiểm, chứng chỉ tiếng Đức (B1/B2) và các giấy tờ cá nhân khác.
  • Thời gian xét duyệt visa có thể kéo dài từ 6 tuần đến 3 tháng, tùy vào từng Sở Ngoại kiều và Đại sứ quán.

Giai đoạn 5: Chuẩn bị tài chính và thủ tục cần thiết

Giai đoạn 6: Lên đường du học và tham gia kỳ thi đầu vào dự bị

Sau khi có visa, bạn sẽ lên đường sang Đức để tham gia kỳ thi đầu vào dự bị đại học (STK).

  • Nhập cảnh và ổn định cuộc sống: Khi đến Đức, bạn cần hoàn tất các thủ tục nhập cảnh, đăng ký tạm trú, kích hoạt tài khoản phong tỏa và làm thẻ bảo hiểm y tế.
  • Tham gia kỳ thi đầu vào STK: Nếu đỗ kỳ thi, bạn sẽ chính thức nhập học và bắt đầu chương trình dự bị đại học. Trong trường hợp không đỗ, bạn có thể đăng ký ôn tập và thi lại vào kỳ tiếp theo.

Đây là bước quan trọng để bước vào hành trình học tập tại Đức, vì vậy bạn nên chuẩn bị thật tốt cả về kiến thức lẫn tâm lý trước khi lên đường.

2. Trường hợp ĐÃ tốt nghiệp Đại học Việt Nam

Đối tượng phù hợp: Dành cho những bạn đã tốt nghiệp đại học tại Việt Nam và muốn tiếp tục học đại học hoặc cao học tại Đức.

Với các bạn đã tốt nghiệp Đại học thì sẽ áp dụng quy trình du học Đức sau:

Giai đoạn 1: Học tiếng Đức/học tiếng Anh và tìm hiểu khóa học phù hợp 

Bước đầu tiên trong quy trình du học Đức, bạn cần xác định chương trình học mình muốn theo đuổi tại Đức để lựa chọn ngôn ngữ phù hợp. Nếu chương trình giảng dạy bằng tiếng Đức, hầu hết các trường yêu cầu trình độ tối thiểu B1 hoặc B2 theo chuẩn tiếng Đức (Goethe, TestDaF hoặc DSH). Nếu học chương trình cao học quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh, bạn cần có chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL với mức điểm theo yêu cầu của từng trường.

Bên cạnh việc học ngoại ngữ, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về ngành học và các trường đại học phù hợp. Mỗi trường sẽ có yêu cầu nhập học riêng, bao gồm điều kiện học vấn, kinh nghiệm làm việc (nếu có) và các tiêu chí xét tuyển khác. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết trên website chính thức của các trường đại học Đức hoặc trên các nền tảng hỗ trợ du học như DAAD (Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức) để cập nhật thông tin về chương trình học, điều kiện tuyển sinh và các yêu cầu cụ thể.

Việc lựa chọn trường và ngành học phù hợp rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến hồ sơ xét duyệt visa và định hướng nghề nghiệp sau này. Do đó, bạn nên dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc về chất lượng đào tạo, cơ hội nghề nghiệp cũng như chi phí học tập và sinh hoạt tại Đức để có quyết định chính xác.

Giai đoạn 1: Học tiếng Đức/học tiếng Anh và tìm hiểu khóa học phù hợp 

Giai đoạn 2: Thẩm tra APS và chờ kết quả

1. Nộp hồ sơ thẩm tra APS tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội

Sau khi hoàn tất hồ sơ, bạn cần nộp hồ sơ APS đúng hạn. Thẩm tra APS là quy trình bắt buộc đối với bạn Việt Nam muốn du học tại Đức, nhằm đảm bảo bằng cấp đạt tiêu chuẩn và hợp lệ.

  • Thời gian nộp hồ sơ: thường vào cuối tháng 2 và cuối tháng 8 hàng năm.
  • Thời gian xét duyệt hồ sơ: có thể kéo dài từ 6 đến 8 tuần, tùy vào số lượng hồ sơ nộp trong từng đợt.

2. Phỏng vấn APS

Sau khi hồ sơ được chấp nhận, bạn sẽ tham gia phỏng vấn APS, thường diễn ra vào tháng 5 và tháng 11 hàng năm. Phỏng vấn APS giúp kiểm tra kiến thức chuyên môn của bạn liên quan đến ngành học đã hoàn thành tại Việt Nam. Nếu vượt qua phỏng vấn thành công, bạn sẽ nhận được chứng chỉ APS, đây là điều kiện bắt buộc để tiếp tục nộp hồ sơ xin học tại các trường đại học Đức.

Giai đoạn 2: Thẩm tra APS và chờ kết quả

Giai đoạn 3: Chuẩn bị tài chính và hồ sơ cần thiết 

1. Mở tài khoản phong tỏa tại ngân hàng

Trước khi nộp hồ sơ xin visa, bạn cần mở tài khoản phong tỏa (Sperrkonto) và nộp số tiền tối thiểu 13.092 EUR (chưa bao gồm phí ngân hàng) theo quy định của Đại sứ quán Đức. Đây là yêu cầu bắt buộc để chứng minh tài chính, đảm bảo bạn có đủ khả năng chi trả chi phí sinh hoạt trong năm đầu tiên tại Đức.

Bạn có thể mở tài khoản phong tỏa tại VietinBank (chi nhánh tại Việt Nam) hoặc sử dụng các dịch vụ trực tuyến như Expatrio, Fintiba, Deutsche Bank,…

2. Gửi hồ sơ xin nhập học

Sau khi nhận được chứng chỉ APS, bạn cần nộp hồ sơ xin nhập học vào các trường đại học tại Đức. Hồ sơ thường bao gồm:

  • Chứng chỉ APS
  • Bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm (dịch thuật, công chứng)
  • Chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Đức hoặc tiếng Anh, tùy theo chương trình học)
  • Thư động lực (Motivationsschreiben)
  • Sơ yếu lý lịch (Lebenslauf – CV)
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của từng trường

Ngoài việc xin nhập học trực tiếp, một số trường có thể yêu cầu bạn đăng ký tham gia kỳ thi tuyển đầu vào (nếu có).

3. Nhận giấy báo mời nhập học hoặc giấy mời tham gia kỳ thi

Sau khi hồ sơ được xét duyệt, bạn sẽ nhận được:

  • Giấy báo mời nhập học nếu được nhận vào học chính thức.
  • Giấy mời tham gia kỳ thi tuyển nếu trường yêu cầu kiểm tra thêm về chuyên môn hoặc ngôn ngữ trước khi nhập học.

Bước tiếp theo sau khi nhận giấy mời là chuẩn bị hồ sơ xin visa du học Đức.

Giai đoạn 3: Chuẩn bị tài chính và hồ sơ cần thiết

Giai đoạn 4: Nộp visa và chờ kết quả

1. Nộp hồ sơ xin visa cho Đại sứ quán Đức

Sau khi nhận được giấy báo mời nhập học hoặc giấy mời tham gia kỳ thi tuyển, bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin visa du học và nộp tại Đại sứ quán Đức ở Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán Đức ở TP. Hồ Chí Minh.

2. Chờ kết quả visa

Thời gian xét duyệt visa có thể kéo dài từ 6 tuần đến 3 tháng, tùy vào số lượng hồ sơ và quy trình xử lý của Đại sứ quán. Trong thời gian này, bạn nên theo dõi email để cập nhật thông tin hoặc bổ sung hồ sơ nếu được yêu cầu.

Giai đoạn 5: Lên đường nhập học 

Sau khi nhận được visa, bước cuối cùng trong quy trình du học Đức đối với các bạn đã tốt nghiệp đại học, bạn cần hoàn tất các bước chuẩn bị trước khi sang Đức, bao gồm sắp xếp hành lý, kiểm tra đầy đủ giấy tờ cần thiết như hộ chiếu, visa, giấy báo nhập học và bảo hiểm y tế. Trước khi khởi hành, bạn cũng nên tìm hiểu về nơi ở, phương tiện di chuyển từ sân bay đến chỗ ở và các quy định cần tuân thủ khi nhập cảnh.

Khi đến Đức, hãy nhanh chóng làm thủ tục nhập học tại trường đại học, bao gồm đăng ký khóa học, nhận thẻ bạn và các tài liệu liên quan. Ngoài ra, một số thủ tục hành chính quan trọng như đăng ký cư trú, mở tài khoản ngân hàng, kích hoạt tài khoản phong tỏa và đăng ký bảo hiểm y tế cũng cần được hoàn thành trong những ngày đầu tiên. Hoàn tất các thủ tục này sẽ giúp bạn ổn định cuộc sống và sẵn sàng bắt đầu hành trình học tập tại Đức.

Lộ trình du học Đức trên mang tính tham khảo và có thể điều chỉnh tùy theo từng trường hợp cụ thể. Du học Đức đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ học tiếng, xét duyệt hồ sơ đến hoàn tất thủ tục tài chính và xin visa. Nếu cần tư vấn chuyên sâu, German Link luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Liên hệ hotline 08.2999.3111 để được hỗ trợ miễn phí và xây dựng lộ trình phù hợp nhất!

Thông tin liên hệ German Link

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tư vấn Du học Đức
Bài viết mới nhất
Du học Đại học Đức

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.

Bài viết liên quan
Bạn đang có câu hỏi “Đến Đức mình cần phải làm hay chuẩn bị gì nhỉ?” thì đây là bài viết dành cho bạn. Cùng German Link tìm hiểu 5 việc bạn cần phải làm khi đã đến Đức du học đại học nhé

Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã từng uống cà phê. Nhưng đã bạn nào thử những loại đồ uống có vị giống cà phê chưa? Ở Đức có một món đồ uống rất thú vị cùng cái tên siêu đặc biệt. Chúng mình cùng tìm hiểu nhé! _____________ (Tiếng Việt) Ông bà chúng […]

Đăng ký & Nhận ưu đãi