Giảng viên bật mí cách luyện nói tiếng Đức B1 để đạt điểm cao

Nắm rõ cấu trúc đề thi nói trình độ B1 tiếng Đức

Bạn sắp bước vào kỳ thi tiếng Đức B1 và đang lo lắng về phần thi nói? Đây là một trong những phần thi không chỉ yêu cầu khả năng ngôn ngữ mà còn đòi hỏi kỹ năng giao tiếp và ứng biến linh hoạt. Để giúp bạn tự tin hơn và đạt kết quả cao, hãy cùng khám phá những bí quyết luyện nói tiếng Đức B1 được chia sẻ từ ThS. Phạm Thu Phương – Giảng viên có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Đức tại Đại học Hà Nội và Viện Goethe để vượt qua bài thi này một cách xuất sắc.

Cấu trúc đề thi nói tiếng Đức B1

Việc nắm vững cấu trúc đề thi nói B1 sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bước vào phòng thi, biết cách phân bổ thời gian hợp lý và trả lời hiệu quả để đạt điểm cao. Bên cạnh đó, khi hiểu rõ yêu cầu của từng phần thi, bạn có thể chuẩn bị chiến lược ôn luyện nói tiếng đức B1 đúng trọng tâm, tránh lúng túng khi đối diện với giám khảo.

Ví dụ: Cấu trúc bài thi nói B1 Goethe

Bài thi nói trình độ B1 Goethe kéo dài khoảng 10 phút (thi riêng lẻ) – 15 phút (thi theo cặp đôi) và bao gồm 3 phần với tổng điểm 100. Để đỗ, thí sinh cần đạt tối thiểu 70 điểm.

Phần Nội dung Thời gian Điểm tối đa
Teil 1 Bàn bạc và lập kế hoạch (Gemeinsam etwas planen) 3 phút 28 điểm
Teil 2 Thuyết trình một chủ đề (Ein Thema präsentieren) 3 phút 40 điểm
Teil 3 Nhận xét và đặt câu hỏi (Etwas kommentieren und Fragen dazu stellen) 4 phút 16 điểm
Điểm phát âm (Aussprache) Được đánh giá xuyên suốt bài thi 16 điểm
Tổng điểm 100 điểm

👉 Lưu ý quan trọng: Bạn cần đạt ít nhất 70 điểm để vượt qua bài thi nói B1. Vì vậy, hãy tập trung rèn luyện từng phần, đặc biệt là Teil 2 (Thuyết trình) vì phần này chiếm số điểm cao nhất (40 điểm).

Nắm rõ cấu trúc đề thi nói trình độ B1 tiếng Đức

Chiến lược phù hợp luyện nói tiếng Đức B1 cho từng phần thi

Phần Teil 1 Sprechen B1: Bàn bạc và lên kế hoạch (Gemeinsam etwas planen)

  • Thời lượng: 3 phút
  • Số điểm tối đa: 28 điểm

Đề thi nói B1 tiếng Đức Teil 1

Trong phần này, bạn sẽ làm việc theo cặp để thảo luận và lập kế hoạch về một chủ đề do đề bài cung cấp, chẳng hạn như tổ chức một bữa tiệc, lên kế hoạch cho chuyến dã ngoại bằng xe đạp, hoặc đi xem một buổi hòa nhạc. Dựa vào tình huống cụ thể, bạn cần:

  • Đưa ra đề xuất hợp lý.
  • Giải thích lý do cho đề xuất của mình.
  • Phản hồi ý kiến của người thi cùng bằng cách đồng ý, phản đối hoặc bổ sung ý kiến.

Nếu bạn gặp tình huống người thi cùng không tham gia hội thoại tích cực (do đến muộn, tâm lý hồi hộp, …), bạn có thể tiếp tục phần thi bằng cách nói chuyện với giám khảo.

Ý tưởng và chuẩn bị luyện nói B1 tiếng Đức Teil 1

Để làm tốt phần này, bạn nên:

  • Trang bị kiến thức về văn hóa Đức và các nước nói tiếng Đức: Hiểu về các phong tục, thói quen sinh hoạt và địa điểm nổi tiếng sẽ giúp câu trả lời của bạn thực tế và tự nhiên hơn. Ví dụ: giờ mở cửa của nhà hàng ở Đức, các thành phố nổi tiếng tại Áo, quy định về ngày nghỉ Ruhetag,… Đây là một yếu tố rất quan trọng và không nên bị xem nhẹ hoặc nhầm lẫn với yếu tố văn hóa Việt Nam.
  • Tìm hiểu từ vựng theo chủ đề: Hệ thống hóa từ vựng liên quan đến các chủ đề thường gặp và lập sơ đồ tư duy (mind map) để dễ nhớ.
  • Tham khảo bài viết, podcast: Bạn có thể tìm các bài viết, video hoặc podcast về văn hóa Đức để có thêm ý tưởng.

Cách luyện nói B1 tiếng Đức phần Teil 1

  • Tóm tắt tình huống: Nếu bạn là người nói trước, hãy tóm tắt ngắn gọn đề bài bằng từ ngữ của riêng mình, tránh lặp lại y hệt nội dung trong đề thi.
  • Ghi chú ý chính: Hãy luyện tập note nhanh bằng ký hiệu, chỉ ghi lại các từ khóa quan trọng, không cần thiết viết cả câu hoàn chỉnh.
  • Giới hạn thời gian chuẩn bị: Khi luyện nói B1 tiếng Đức phần 1, bạn nên tập thói quen lên ý tưởng trong vòng 5 phút rồi nói ngay để quen với áp lực thời gian.
  • Luyện nói tự nhiên: Hạn chế tối đa việc nhìn giấy, tập trung nói trôi chảy trong vòng 3 phút, đảm bảo giọng điệu và phát âm rõ ràng.

Mẫu câu thường dùng

Tùy theo từng giáo trình tiếng Đức B1 bạn được học, tuy nhiên bạn cần xem lại và thuộc các mẫu câu hẹn đi chơi, từ chối lịch hẹn,… từ các trình độ trước nhé! Một số mẫu câu bạn có thể tham khảo như:

  • Gợi ý: Was hältst du davon, wenn wir …? (Bạn nghĩ sao nếu chúng ta…?)
  • Đề xuất: Ich schlage vor, dass … (Tôi đề xuất rằng…)
  • Đồng ý: Das klingt gut! (Nghe hay đấy!)
  • Từ chối lịch hẹn: Tut mir leid, aber ich kann an diesem Tag nicht. (Xin lỗi, nhưng tôi không thể vào ngày hôm đó.)

Phần Teil 1: Bàn bạc và lên kế hoạch (Gemeinsam etwas planen)

Lưu ý quan trọng để luyện nói B1 tiếng Đức Teil 1 hiệu quả

  • Người nói đầu: Tránh nhắc lại nguyên văn đề bài, hãy tóm tắt và diễn đạt lại bằng từ ngữ khác.
  • Lập luận hợp lý: Các đề xuất, phản đối hay đồng ý cần có logic, phù hợp với bối cảnh đề bài và phù hợp với văn hóa.
  • Tránh dừng quá lâu: Nếu bạn bị “khựng” lại, hãy sử dụng những câu như Lass mich kurz überlegen… (Để tôi suy nghĩ một chút…) để câu kéo thời gian.
  • Giữ nhịp điệu ổn định: Không nên nói quá nhanh hoặc quá chậm, chú ý phát âm rõ ràng.
  • Giao tiếp bằng mắt: Duy trì giao tiếp bằng mắt với người cùng thi và giám khảo để thể hiện sự tự nhiên. Phản ứng trong hội thoại cần hết sức tự nhiên, tránh lặp đi lặp lại một vài cấu trúc câu mẫu.
  • Không đọc ghi chú: Việc ghi chú chỉ hỗ trợ bạn trong quá trình chuẩn bị, tuyệt đối không được đọc hoàn toàn từ giấy hay dùng tiếng Việt để nhắc bài.
  • Hạn chế lỗi ngữ pháp cơ bản: Một số lỗi nhỏ không quá nghiêm trọng, nhưng bạn cần tránh các lỗi lặp lại từ trình độ A1-A2, như sai giống danh từ, sai vị trí động từ, chia động từ sai.

Phần thi Teil 1 không chỉ kiểm tra khả năng giao tiếp mà còn đánh giá cách bạn phản ứng trong hội thoại. Hãy luyện tập thường xuyên với bạn bè hoặc giáo viên để quen với các tình huống khác nhau. Chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn tự tin và đạt điểm cao trong phần thi này!

Phần Teil 2 Sprechen B1: Thuyết trình một chủ đề (Ein Thema präsentieren)

  • Thời lượng: 3 phút
  • Số điểm tối đa: 28 điểm

Đề thi nói B1 tiếng Đức Teil 2

Trong phần này, bạn sẽ nhận được hai đề bài và có thể chọn một trong hai để thuyết trình. Bài nói cần tuân theo cấu trúc bắt buộc gồm bốn phần:

  1. Kinh nghiệm cá nhân (Persönliche Erfahrung) – Bạn có trải nghiệm gì liên quan đến chủ đề này?
  2. Tình huống tại quê hương (Situation im Heimatland) – Ở đất nước của bạn, chủ đề này có phổ biến không? Có những đặc điểm gì?
  3. Ưu và nhược điểm (Vor- und Nachteile) – Những mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề này là gì?
  4. Quan điểm cá nhân (Meinung) – Bạn có đồng ý hay không? Quan điểm của bạn là gì?

Ý tưởng và chuẩn bị luyện nói tiếng Đức B1 Teil 2

Để làm tốt phần thi này, bạn nên:

  • Xây dựng vốn từ vựng phong phú: Luyện tập từ vựng và các cách diễn đạt về những chủ đề thường gặp như công việc, công nghệ, sức khỏe, du lịch, gia đình, môi trường…
  • Đọc báo tiếng Đức: Tham khảo thêm từ các bài báo tiếng Đức hoặc tiếng Việt để có kiến thức về xu hướng xã hội, giúp bài nói có chiều sâu hơn.
  • Chuẩn bị sẵn các luận điểm: Khi luyện tập, hãy thử viết ra một số ý tưởng theo bốn phần chính của bài thuyết trình để tạo thói quen tư duy có tổ chức.
  • Nghiên cứu ngữ pháp cần thiết: Cấu trúc bài nói mạch lạc hơn nếu bạn sử dụng các hiện tượng ngữ pháp như:
    • Từ nối (z.B. einerseits…, andererseits…)
    • Câu bị động (z.B. In Deutschland wird oft gesagt, dass…)
    • Câu mệnh đề quan hệ (z.B. Das ist ein Thema, das sehr wichtig ist.)

Cách luyện nói B1 tiếng Đức Teil 2

  • Phân tích đề bài cẩn thận: Đọc kỹ câu hỏi và các câu gợi ý để không bị lạc đề.
  • Tập note nhanh trong 7-8 phút:
    • Trước khi note, hãy tìm từ vựng quan trọng và xác định các điểm ngữ pháp sẽ sử dụng như từ nối, câu bị động, câu quan hệ, liên từ kép để bài nói có sự mạch lạc.
    • Ghi chú theo dạng ý chính, gạch đầu dòng, không viết nguyên câu để tránh phụ thuộc vào note khi nói.
  • Luyện nói theo note:
    • Nói thử trong 3 phút theo ghi chú.
    • Tránh cố nhồi nhét quá nhiều ý khiến bài nói bị dài và mất kiểm soát thời gian.
    • Ghi âm lại bài nói, sau đó nghe lại để tự cải thiện.
    • Ban đầu có thể nói dựa vào ghi chú, nhưng dần dần cần thoát khỏi note và phát triển ý tự nhiên hơn.
  • Giữ nhịp độ ổn định: Tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm, phát âm rõ ràng và tự tin.

Phần Teil 2: Thuyết trình một chủ đề (Ein Thema präsentieren)

Mẫu câu thường dùng

Tùy theo từng giáo trình bạn được học, tuy nhiên bạn cần xem lại và thuộc các mẫu câu thuyết trình đã được giáo viên gợi ý từ các trình độ trước nhé!

Dưới đây là một số mẫu câu luyện nói B1 tiếng Đức gợi ý dành cho bạn:

1. Mở bài:

  • Heute möchte ich über das Thema … sprechen. (Hôm nay tôi muốn nói về chủ đề…)
  • Das ist ein interessantes Thema, weil … (Đây là một chủ đề thú vị vì…)

2. Kinh nghiệm cá nhân:

  • Aus meiner eigenen Erfahrung kann ich sagen, dass … (Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi có thể nói rằng…)
  • Ich erinnere mich, dass … (Tôi nhớ rằng…)
  • Ich habe erlebt, dass … (Tôi đã từng trải qua rằng…)

3. Tình hình tại quê hương:

  • In meinem Heimatland ist es üblich, dass … (Ở quê hương tôi, điều này rất phổ biến…)
  • Im Vergleich zu Deutschland … (So với Đức thì…)

4. Ưu và nhược điểm:

  • Ein großer Vorteil ist, dass … (Một lợi ích lớn là…)
  • Jedoch gibt es auch Nachteile, zum Beispiel … (Tuy nhiên cũng có những nhược điểm, ví dụ…)

5. Ý kiến cá nhân và kết luận:

  • Ich persönlich finde, dass … (Cá nhân tôi thấy rằng…)
  • Zusammenfassend kann man sagen, dass … (Tóm lại, có thể nói rằng…)

Lưu ý quan trọng để luyện nói tiếng Đức B1 phần Teil 2 hiệu quả

  • Đọc kỹ đề, tránh lạc đề: Hãy đảm bảo rằng bạn đang trả lời đúng câu hỏi.
  • Phát triển ý một cách hợp lý: Không chỉ liệt kê luận điểm mà nên diễn giải hoặc đưa ví dụ cụ thể.
  • Không bỏ qua phần nào: Cả bốn phần trong bài thuyết trình đều quan trọng, tránh nói sơ sài một phần.
  • Sử dụng câu chuyển ý: Khi chuyển sang phần mới, hãy sử dụng câu dẫn để bài nói mạch lạc hơn.
  • Không ghi chú cả câu hoàn chỉnh: Chỉ viết từ khóa, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào note khi nói.
  • Hạn chế lỗi ngữ pháp cơ bản: Một số lỗi nhỏ có thể được bỏ qua, nhưng các lỗi sai cơ bản từ trình độ A1-A2 (chia động từ, sai vị trí động từ, sai giống danh từ…) không nên lặp lại quá nhiều.
  • Không luyện nói bài của mình khi thí sinh khác đang thi. Điều này có thể gây mất tập trung và tạo ấn tượng không tốt với giám khảo.
  • Tương tác với giám khảo. Duy trì giao tiếp bằng mắt để bài thuyết trình tự nhiên và có sức thuyết phục hơn.
  • Không dừng quá lâu khi nói: Nếu cần thời gian suy nghĩ, hãy dùng câu như Lass mich kurz überlegen… (Để tôi suy nghĩ một chút…).

Bài nói trong phần Teil 2 không chỉ yêu cầu nội dung chặt chẽ mà còn đánh giá cách bạn tổ chức ý tưởng, sử dụng từ vựng và phản xạ khi nói. Hãy luyện tập thường xuyên với giáo viên hoặc bạn bè để cải thiện khả năng diễn đạt và kiểm soát thời gian.

Phần Teil 3 Sprechen B1: Hỏi – đáp và phản hồi

  • Thời lượng: 4 phút
  • Số điểm tối đa: 16 điểm

Đề thi nói B1 tiếng Đức Teil 3

Sau khi hoàn thành bài thuyết trình, bạn sẽ tham gia vào phần hỏi – đápphản hồi (feedback) theo quy trình sau:

  • Bạn nhận feedback và trả lời câu hỏi:
    • Một thí sinh cùng thi sẽ đưa ra một câu hỏi liên quan đến bài thuyết trình của bạn.
    • Giám khảo có thể đặt thêm 1-2 câu hỏi.
    • Bạn phải trả lời một cách súc tích, logic và đúng trọng tâm.
  • Bạn đưa feedback và đặt câu hỏi:
    • Sau khi thí sinh khác hoàn thành bài nói, bạn sẽ đưa ra nhận xét về bài thuyết trình của họ.
    • Sau đó, bạn đặt một câu hỏi cho thí sinh đó để họ trả lời.

Thời lượng: 2 phút/phần (tổng 4 phút cho cả hai vai trò).

Ý tưởng và chuẩn bị cho phần nói B1 tiếng Đức Teil 3

1. Cách trả lời câu hỏi từ giám khảo và thí sinh khác

  • Giữ câu trả lời ngắn gọn, rõ ràng: Đưa ra luận điểm chính trước, sau đó giải thích thêm nếu cần. Tránh vòng vo hoặc lan man quá xa nội dung chính.
  • Sử dụng bài thuyết trình làm “nguyên liệu”: Nếu câu hỏi liên quan đến ý bạn đã nói, hãy nhắc lại ngắn gọn theo cách khác. Nếu câu hỏi yêu cầu mở rộng, hãy cố gắng phát triển thêm bằng cách đưa ví dụ hoặc nhận định cá nhân.
  • Khi chưa nghĩ ra câu trả lời ngay:
    • Nếu cần thời gian suy nghĩ, có thể dùng câu câu giờ:
      • Das ist eine interessante Frage, darüber habe ich noch nicht nachgedacht… (Đây là một câu hỏi thú vị, tôi chưa từng suy nghĩ về điều này…)
      • Lass mich kurz überlegen… (Để tôi suy nghĩ một chút…)
    • Nếu thật sự không biết, có thể nói một cách khéo léo:
      • Ich bin mir nicht ganz sicher, aber ich denke, dass … (Tôi không chắc chắn lắm, nhưng tôi nghĩ rằng…)
      • Das kann man aus verschiedenen Perspektiven betrachten… (Chúng ta có thể nhìn từ nhiều góc độ khác nhau…)

2. Cách đưa feedback và đặt câu hỏi

  • Lắng nghe bài nói của thí sinh khác một cách chủ động: Chú ý cách họ trình bày, nội dung, lập luận và từ vựng sử dụng. Tìm những điểm mạnh để khen ngợi và những điểm có thể cải thiện.
  • Feedback phải phù hợp và mang tính xây dựng:
    • Dein Vortrag war sehr klar strukturiert und gut verständlich. (Bài nói của bạn có cấu trúc rõ ràng và dễ hiểu.)
    • Ich fand dein Beispiel über … besonders interessant. (Tôi thấy ví dụ của bạn về … rất thú vị.)
    • Vielleicht könntest du noch etwas mehr über … sagen. (Có lẽ bạn có thể nói thêm một chút về ….)
  • Cách đặt câu hỏi:
    • Đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài nói, không nên hỏi quá xa chủ đề.
    • Có thể hỏi về phần chưa được giải thích rõ hoặc có xung đột với những gì bạn biết.
    • Một số dạng câu hỏi thường gặp:
      • Könntest du genauer erklären, warum …? (Bạn có thể giải thích cụ thể hơn tại sao …?)
      • Wie siehst du die Zukunft von …? (Bạn nghĩ tương lai của … sẽ như thế nào?)
      • Gibt es Alternativen zu …? (Có lựa chọn thay thế nào cho … không?)
    • Nếu muốn thử thách người nói, có thể đặt câu hỏi tình huống:
      • Glaubst du, dass ein Bauer wirklich Englisch lernen muss? (Bạn có nghĩ một người nông dân thực sự cần học tiếng Anh không?)
      • Sollten Kinder deiner Meinung nach vegetarisch leben? (Theo bạn, trẻ em có nên ăn chay không?)

Phần Teil 3

Cách luyện nói tiếng Đức B1 Teil 3

  • Học thuộc các cấu trúc feedback, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi:
    • Khi luyện nói tiếng Đức B1 phần 3, hãy chuẩn bị sẵn ít nhất 2-3 câu hỏi cho mỗi chủ đề vì giám khảo có thể yêu cầu đặt lại câu hỏi ngay tại chỗ.
    • Thực hành phản hồi bài nói của người khác một cách tự nhiên, không máy móc.
  • Luyện tập cách đặt câu hỏi trong đầu, không viết ra giấy: Vì trong phòng thi không được sử dụng giấy bút, bạn cần làm quen với việc nghĩ ra câu hỏi và trả lời ngay lập tức.
  • Rèn kỹ năng trả lời khi chưa có đáp án ngay: Nếu bí ý, có thể sử dụng câu câu giờ hoặc cách nói gián tiếp để kéo dài thời gian suy nghĩ.
  • Sử dụng bài thuyết trình của chính mình làm nguồn trả lời:
    • Khi nhận câu hỏi từ giám khảo hoặc thí sinh khác, hãy tận dụng những gì bạn đã nói để tránh bị lạc đề.
    • Dùng từ khác để diễn đạt lại ý, không cần trích nguyên câu từ bài nói.

Lưu ý quan trọng

  • Chuẩn bị trước tối thiểu 2-3 câu hỏi để không bị động khi giám khảo yêu cầu đặt lại câu hỏi.
  • Giữ phong thái bình tĩnh, nói rõ ràng và không quá nhanh hoặc quá chậm.
  • Khi không trả lời được ngay, xử lý tình huống một cách hợp lý thay vì im lặng.
  • Tránh ngồi yên quá lâu mà không phản ứng. Nếu gặp khó khăn khi trả lời, hãy nói một câu câu giờ để tạo thời gian suy nghĩ.

Phần Teil 3 là cơ hội để bạn thể hiện khả năng phản xạ và tranh luận bằng tiếng Đức. Hãy luyện tập thường xuyên để có thể đưa ra câu trả lời nhanh chóng, súc tích và thuyết phục.

Nếu bạn đặt mục tiêu chinh phục trình độ cao hơn, hãy tham khảo bài viết “Bật mí cách đạt bằng B2 tiếng Đức từ con số 0” để có lộ trình học hiệu quả ngay từ đầu.

Gợi ý 10 chủ đề luyện nói B1 tiếng Đức thường gặp

Chủ đề1: Chúng ta có cần ăn tối cùng nhau không?

Chủ đề 1: Brauchen wir gemeinsames Abendessen? - Chúng ta có cần ăn tối cùng nhau không
Luyện nói tiếng Đức B1 với chủ đề ăn tối

1. Persönliche Erfahrung

  • als Student/ Berufstätige → Mittagessen in der Mensa/Kantine/ im Büro haben
  • abends oft zusammen mit der Familie ein gemütliches Abendessen genießen
  • viel Wert auf familiäre Atmosphäre beim Abendessen legen
  • wegen Studium allein in der Stadt leben → selten Abendessen mit meiner Familie → gemütliches Ambiente mit lieben Menschen am Tisch sehr vermissen
  • nette Gespräche am Tisch → den Alltagsstress hinter sich lassen und sich entspannen können

2. Die Situation im Heimatland

  • lang gepflegte Tradition: das gemeinsame Abendessen ist ganz besonders wichtig, ein fester Termin für Eltern und Kinder → alle Familienmitglieder versuchen, möglichst oft abends beim Essen am Tisch zu versammeln
  • schöne Zeit für Familie: zusammen kochen, aufräumen, sich unterhalten
  • oft Mütter für das Kochen verantwortlich sein, Väter und Kinder dabei helfen
  • Je morderner das Leben ist, desto beschäftiger ist man. Jedes Familienmitglied hat seinen eigenen Tagesablauf → in manchen Familien ist es schwierig, Zeit für gemeinsames Abendsessen zu finden → seltener gemeinsam zu Abend essen

3. Vorteile

  • Gemeinsame Abendmahlzeiten sind gute Gelegenheiten für Kommunikation: im Tagesverlauf geht jedes Familienmitglied seinen Aktivitäten nach, abends kommen alle am Tisch zusammen → sich auszutauschen, über den Alltag/ die Schule/ die Arbeit zu erzählen, gemeinsam das Essen vorbereiten → den Zusammenhalt innerhalb der Familie stärken/ fördern
  • In Gemeinschaft essen viele lieber und auch besser, besonders die Kinder.
  • Meistens sind selbst gekochte Gerichte gesünder und günstiger.
  • langfristige positive Auswirkung auf das Essverhalten von Kindern und Jugendlichen: Kinder, die von zu Hause regelmäßig gemeinsame Mahlzeiten kennen, behalten in ihrem späteren Leben eine gesunde Ernährungsgewohnheit bei.

4. Nachteile

  • viel Zeitaufwand für Einkaufen, Zubereiten, Kochen und Aufräumen → anstrengend für die Verantwortlichen. Oft sind es die Mütter, die zurzeit oft auch berufstätig sind.
  • Immer ist man beschäftiger → In manchen Familien ist es nicht einfach, Zeit für gemeinsames Abendsessen zu finden.
  • beim Essen manchmal auf die anderen warten müssen → unangenehm
  • jeder hat einen unterschiedlichen Geschmack → schwierig bei der Auswahl an Speisen, die unterschiedliche Geschmacksrichtungen abdecken können

5. Eigene Meinung

  • Ein Abendessen zusammen mit den Liebsten rundet einen Tag perfekt ab. → sehr wichtig und notwending
  • Das regelmäßige gemeinsame Abendessen sollte nicht ausgelassen werden.
  • Das gemeinsame Abendessen mit der Familie sollte mehr als Nahrungsaufnahme angesehen werden. Es soll vielmehr als Gelegenheit dienen, sich auszutauschen, den Tag gemütlich ausklingen zu lassen oder Werte an die Kinder weiterzugeben.

Chủ đề 2: Có nên sử dụng Internet không?

Chủ đề 2: Soll man Internet benutzen? - Có nên sử dụng Internet không?
Luyện nói B1 tiếng Đức với chủ đề sử dụng Internet

1. Persönliche Erfahrung

  • Viele meiner Klasse: bereits in der Mittelschule das Internet zu Hause benutzen durften
  • mit 12 zum ersten Mal einen PC mit Internetverbindung bekommen
  • Online-Spiele spielen und neue Kontakte dadurch verknüpfen

2. Situation in Vietnam

  • früher Internet nicht kannten. Freunde haben sich Briefe geschrieben. der Brief: wochenlang unterwegs war
  • heutzutage schnell E-Mails verschicken können
  • auch Informationen schnell suchen, alles ist sehr leicht zu handhaben; die Vietnamesen: nur den Begriff eintippen müssen, worüber sie etwas wissen möchten.
  • Jugendliche: sich über das Chatten im Internet kennenlernen.
  • die Jugendlichen der GenZ-Generation: sich mit hilfe sozialer Plattformen wie Facebook, Instagram, Twitter, YouTube, usw. berühmt machen können.

3. Vorteile

  • globale Kommunikation fördern
    • neue Freunde kennenlernen/ verbinden
    • einfacher, billiger & regelmäßiger mit Freunden/ Familie in Kontakt bleiben
    • umsonst über WhatsApp, Skype, Viber… telefonieren, chatten, in Kontakt bleiben
  • schnell und kostenlos Information über alle Bereiche finden
    • im Internet recherchieren, statt in einem Buch nachzusehen
    • Zeit und Geld sparen
  • online einkaufen über das Internet ohne das Haus zu verlassen
  • sich amüsieren (viele Möglichkeiten: Online-Filme anschauen, Musik hören/ herunterladen, Ebooks lesen …)
  • sich Tipps in Beauty/ Sport und anderem holen

4. Nachteile

  • Suchtgefahr
  • Privatleben vernachlässigen
  • weniger persönliche Kommunikation, sich einsam fühlen
  • faul/ passiv werden, da man alles online erledigen kann
  • nicht alle Informationen sind richtig, die man findet

5. Eigene Meinung

  • schöner sein, Freunde im realen Leben zu treffen, als nur über das Internet zu kommunizieren.
  • nur eine Stunde am Tag im Internet
  • sich selbst überlegen, wie viel Zeit man überhaupt im Internet verbringen will, evtl. Wecker stellen
  • erst ins Internet gehen, wenn man alles für die Schule erledigt hat, Pausen macht,…

Chủ đề 3: Kiến thức về máy tính và cơ hội việc làm

Chủ đề 3: Computerkenntnisse und Arbeitschance - Kiến thức về máy tính và cơ hội việc làm
Luyện nói tiếng Đức B1 với chủ đề về máy tính và việc làm

1. Persönliche Erfahrungen

Mein Bruder: schon früh ein großes Interesse an Technik und Computer haben → sich jetzt um einen Studienplatz an der Technik-Uni bewerben; gleichzeitig als Teilzeitangestellte im Bereich Technik arbeiten → Geld damit verdienen und nach dem Studium eingestellt werden können

2. Situation

  • Computerwissen
    • eine Voraussetzung für Arbeitnehmer in der heutigen Welt, vor allem in der Geschäftswelt sein
    • während der Covid-Pandemie → online arbeiten → viele: anfangen, Technik kennenzulernen
  • Arbeitnehmer:
    • die Computerkenntnisse von ihren Bewerbern erwarten
    • beispielsweise zwischen 2 Bewerbern, die schon Uni abgeschlossen haben, die mit besserem Computerwissen auswählen

3. Vorteile

  • sich von der Konkurrenz abheben → höhere Chancen auf dem Arbeitsmarkt. wie gesagt, die meisten Arbeitnehmer: neigen dazu, die mit besseren Computerkenntnissen einzustellen
  • einen guten Eindruck bei Chefs hinterlassen, z. B. eine Präsentation für ein Projekt halten, die Dateien in Excel schnell rechnen und kontrollieren, usw.
  • die Arbeit schneller erledigen
  • die Arbeit digitalisieren und die geografischen Grenzen überschreiten, z. B. Lehrer: Online-Unterricht, Angestellte: zu Hause in der Covid-Pandemie arbeiten
  • bei ausländischen Firmen arbeiten und gut bezahlt werden

4. Nachteile

  • weniger als Vorteile
  • für die Menschen mit keinem oder wenigem Computerwissen → immer wenige Jobgelegenheiten

5. Meinungen

  • Computerwissen:
    • ein Vorteil auf der Jobsuche
    • trotzdem kein „Sicherheitspass“, um sich eine Arbeit zu besorgen
  • Einige Berufe: keine PC-Kenntnisse fordern

Chủ đề 4: Facebook có hữu ích không?

Chủ đề 4: Ist Facebook nützlich? - Facebook có hữu ích không?
Luyện nói B1 tiếng Đức với chủ đề về mạng xã hội

1. Eigene Erfahrungen

  • mit … (Jahren) das (erste)Facebook-Konto erstellt haben
  • Von diesem Tage an Facebook verwenden, um mit Freunden in Kontakt zu bleiben oder Freundschaften zu schließen
  • Facebook ist ein Ort, wo jeder sich von Leistungsdruck und Stress im Leben befreien kann
  • alltägliche Fotos, Meinungen, Gefühle … auf Facebook hochladen/ posten/ teilen und viele Likes von Bekannten bekommen
  • viele neue Leute aus anderen Ländern kennenlernen

2. Situation in Vietnam

  • Bei uns in Vietnam haben fast alle jungen Menschen ein Facebook-Konto.
  • täglich viel Zeit für soziale Kontakte auf Facebook verbringen: mit der Familie/ Freunden/ Bekannten/ chatten und Neuigkeiten miteinander austauschen, mit anderen Leuten auf der ganzen Welt befreundet sein usw.
  • Facebook nicht nur für Unterhaltungszwecke, sondern auch für die Arbeit benutzen: auf Facebook verkaufen

3. Vorteile:

  • aktuelle Kontakte pflegen: besonders wegen der Ausgangssperre  nicht ausgehen und sich mit Freunden treffen können
  • Leute näherbringen: mit Leuten aus anderen Ländern durch einen Mausklick befreundet sein
  • tolle Erlebnisse mit Freunden teilen
  • sich über weltweite Ereignisse leichter und schneller informieren
  • für Freizeit- und Unterhaltungszwecke verwenden

4. Nachteile:

  • emotional negativ beeinflusst werden: positive Erlebnisse öfter gezeigt werden, mehr als negative → mit sich vergleichen und sich schlecht fühlen
  • durch Posten entstehen weniger vernünftige Dialoge als in der Realität
  • in die virtuelle Welt eintauchen und vergessen, die echten Kontakte zu pflegen: zu viel Zeit bei Facebook mit fiktiven Freunden verbringen und die echten Kontakte vernachlässigen
  • Kriminelle verbergen sich dahinter: unbekannte Menschen als Freunde akzeptieren → um Geld betrogen werden, persönlichen Daten werden gestohlen usw.
  • sich zu lange mit Facebook zu beschäftigen ist gesundheitsschädlich: an Krankheiten in Bezug auf die Augen leiden, passiv sein, usw.

5. Eigene Meinung

  • Facebook ist nützlich, aber …
  • Facebook nur als ein Kommunikationsmittel sehen, das Dialoge und Interaktion fördert
  • Facebook nicht ständig benutzen, sondern eine bestimmte Zeit damit verbringen (z. B. 1-2 Stunden pro Tag)
  • sich genügend um die echten Kontakte kümmern

Chủ đề 5: Có nên cho trẻ sử dụng điện thoại di động?

Chủ đề 5: Sollen Kinder Handys benutzen? - Có nên cho trẻ sử dụng điện thoại di động?
Luyện nói tiếng Đức B1 về việc có nên cho trẻ sử dụng điện thoại

1. Persönliche Erfahrung 

  • viele meiner Klasse: bereits in der Mittelschule das Handy benutzen durften
  • sich ein eigenes Smartphone wünschen
  • mit 12 das erste Smartphone/ Handy bekommen
  • mit dem Handy meine Eltern anrufen können

2. Situation in Vietnam

  • Kinder:
    • schon früh den ersten Kontakt mit Smartphones haben
    • in der Grundschule ein Smartphone besitzen
  • Eltern:
    • ihren Kindern erlauben, Smartphones/ Handys zur Schule mitzubringen
    • fast überall und jederzeit wissen, wo die Kinder gerade sind
    • ihren Babys/ Kindern ihre Smartphones geben, damit sie Ruhe vor ihnen haben

3. Vorteile

  • Eltern:
    • die Kinder überall und jederzeit erreichen (nach der Schule, nach der Extra-Klasse) und sie rechtzeitig abholen können
    • bis 19 Uhr noch auf Arbeit sein; die Großeltern: nicht zur Verfügung stehen → Handys: unerlässlich
  • Kinder: im Notfall oder Gefahr Erwachsene schnell um Hilfe bitten können

4. Nachteile

  • Suchtgefahr
  • andere Aktivitäten im Privatleben vernachlässigen
  • vom Lernen ablenken
  • kein Interesse mehr für direkte Kontakte
  • gesundheitsschädigend
  • faul/ passiv/ still werden

5. Eigene Meinung

  • nicht gegen die Handynutzung, aber beachten sollten, wie groß die Kinder sind
  • Eltern:
    • den Kindern nur Handys geben, die nicht mit Spielen und Internet ausgestattet sind
    • direkte Kontrolle über die Zeit der Handynutzung durch die Kinder  haben
  • Handys:
    • nicht für ganz Kleine
    • im Unterricht nicht erlaubt

Chủ đề 6: Ước mơ trở thành vận động viên chuyên nghiệp

Chủ đề 6: Profisportler als Traumberuf - Ước mơ trở thành vận động viên chuyên nghiệp
Luyện nói tiếng Đức B1 về chủ đề ước mơ sự nghiệp

1. Persönliche Erfahrung

  • schon früh sich für Fußball/ Volleyball … interessieren
  • sich weltberühmte Profisportler wie Ronaldo, Messi, … als leuchtende Vorbilder nehmen → den Karriereweg zum Profisport beschreiten wollen
  •  als Kind von den Eltern orientiert werden

2. Situation im Heimatland

  • Eltern: Begabungen von Kindern entdecken und sie in Sportzentren schicken
  • Sportzentren: frühzeitig talentierte Kinder trainieren → die zukünftigen Vertreter Vietnams, die an Sportwettbewerben teilnehmen werden
  • Fußball: der Königsport in Vietnam und besonders beliebt → viele Kinder und Jugendliche: als professionelle Fußballspieler Karriere machen wollen

3. Vorteile

  • Anerkennung gewinnen und weltberühmt sein
  • Geld scheffeln: als Profisportler neben dem Gehalt Unterstützungs- und Preisgeld von Organisationen, Betrieben und Vereinen erhalten
  • Hobby als Beruf betreiben: nie gelangweilt sein

4. Nachteile

  • anstrengend sein und immer unter Druck stehen → sogar Selbstmord begehen
  • von Anti-Fans nicht verehrt,  sondern verachtet werden → physische Angriffe oder online Angriffe richten
  • schwere Verletzungsrisiken beim Sport,  früh aus dem Berufsleben ausscheiden
  • Profisportler in anderen Sportbereichen wie Laufsportler, Schwimmsportler: nicht genug Brot damit verdienen und kaum anerkannt werden → einen anderen Beruf neben Sportler ausüben müssen
  • Kinder, die anderen Traumberufe haben: sich unmotiviert fühlen

5. Meinung

  • alle Berufe: Anerkennung und Respekt von allen gewinnen sollen
  • Eltern: die Wünsche von ihren Kindern respektieren
  • die früh begabten Kinder richtig motivieren

Chủ đề 7: Đi du lịch bằng ô tô hay sử dụng phương tiện công cộng?

Chủ đề 7: Unterwegs mit dem Auto oder mit den öffentlichen Verkehrsmitteln? - Đi du lịch bằng ô tô hay sử dụng phương tiện công cộng?
Luyện nói B1 tiếng Đức về chủ đề phương tiện di chuyển khi đi du lịch

1. Persönliche Erfahrung

  • die Schule/ Uni: 10 km Entfernung von zu Hause entfernt liegen → jeden Tag mit dem Bus zur Schule/ Uni fahren
  • meine Eltern: eigenes Auto haben → zur Arbeit mit dem Auto

2. Situation

  • Öffentliche Verkehrsmittel:
    • meist von Schülern, Studenten und alten Menschen genutzt werden
    • mit einem Monatsticket oder Dauerticket für Busse → alle Busse nehmen
    • in Hanoi: eine Hochbahn-Linie von Cat Linh nach Ha Dong
  • Autos:
    • immer mehr Familien: sich ein Auto leisten können
    • Geschäftsleitung  bei Firmen: oft ein Auto für berufliche Fahrten zur Verfügung stehen
    • Führerschein erforderlich

3. Vorteile

  • Öffentliche Verkehrsmittel
    • billig (200.000 für ein flexibles Busticket)
    • viel Benzingeld sparen
    • beim schlechten Wetter nicht selbst fahren müssen
    • einen Blick aus dem Fenster auf Straßen haben
  • Autos
    • häufig schneller ans Ziel als mit dem Bus kommen
    • Flexibilität und Unabhängigkeit: sich entscheiden, wann und wohin fahren
    • auf Kurzstrecken billig
    • in der Hochzeit sich nicht in einer überfüllten Bahn stopfen müssen

4. Nachteile

  • Öffentliche Verkehrsmittel
      • Oft Verspätung und lange Wartezeiten
      • Von den Bussen und Bahnen abhängen
      • zu Fuß zu den Haltestellen und nach dem Aussteigen weiter an Zielort gehen
      • nach 23 Uhr nicht mehr zur Verfügung stehen → den Menschen, die Nachtschicht haben, nicht entsprechen
  • Autos
    • mehr Abgase entlassen → Luftverschmutzung
    • Staus verursachen
    • im Vergleich zu öffentlichen Verkehrsmitteln Benzin- und Versicherungsgeld für das Auto bezahlen

5. Meinung

  • Ich fahre persönlich lieber mit …
  • Wenn an Umwelt denken → auf Autos verzichten und Busse und Bahnen fahren
  • Es kommt darauf an, wo man wohnt und was man für eine Arbeit hat

Chủ đề 8: Điểm số ở trường quan trọng như thế nào?

Chủ đề 8: Wie wichtig sind die Schulnoten? - Điểm số ở trường quan trọng như thế nào?
Luyện nói tiếng Đức B1 thảo luận về việc tầm quan trọng của điểm số

1. Erfahrung

  • damals in der Schulzeit regelmäßig unter Leistungsdruck stehen
  • schlechte Noten bekommen →  peinlich, besonders wenn die Mathematiklehrerin die Noten vor der ganzen Klasse vorlesen
  • die Lehrerin die Eltern anrufen, um sie über den Leistungsstand zu informieren
  • Erwartung der Eltern nicht erfüllen können→ zu Enttäuschung führen

2. Situation im Heimatland

  • Eltern und Lehrer: meistens viel Wert auf die Noten legen; stolz drauf sein, wenn ihre Kinder/Schüler gute Noten bekommen oder sich enttäuschen, wenn die Leistungen ihrer Kinder/Schüler nicht der Erwartung entsprechen
  • Manche Eltern: die Lehrer bestechen, damit ihre Kinder ein gutes Zeugnis bekamen
  • Kinder/Schüler: zu viel Zeit mit dem Lernen verbringen ; in manchen Fällen: nicht für Kenntnisse, sondern für Noten lernen; bei Tests/Prüfungen schummeln
  • Tatsache: das Zeugnis entscheidet, auf welche Schule/Uni die Schüler gehen dürfen

3. Vorteile

  • ein guter Maßstab für die Beurteilung der Leistung der Schüler 
  • das Niveau einer Lernenden wird durch die Noten erfasst und reflektiert, damit die Lehrer/Eltern rechtzeitig eingreifen können, falls es nötig ist
  • ein Mittel, das Schüler anspornt
  • die Schüler können den Unterschied zwischen einer Sieben und einer Acht erkennen, sodass sie sehr erfreut sind, wenn sie Fehler verbessern und dadurch gute Note erhalten
  • die Schüler motiviert, gute Leistung zu erbringen 
  • eine Belohnung für die Strebsamkeit und den Leistungswille der Schüler (aussagekräftige Noten)

4. Nachteile

  • Stress verursachen
    • Schüler: ständig unter Leistungsdruck stehen (Angst vor schlechten Noten) ⭢ gesundheitsschädigend auf Körper und Seele auswirken (körperliche Beschwerden: Magen- und Kopfschmerzen), nicht viel mit Eltern reden oder immer stiller werden
  • Negatives Verhalten:
    • Schüler: Schummeln bei Test/Prüfungen
    • Eltern: Kinder unter Leistungsdruck setzen
    • Lehrer lassen sich bestechen, um gute Note zu geben
  • ungerecht und meist subjektiv:
    • das kommt auch darauf an, ob die Lehrer/Prüfer gute/schlechte Laune haben. Gleichermaßen könnte es sein, dass die Schüler an dem Prüfungstag körperlich und seelisch nicht in Ordnung wären ⭢ schlechte Leistung
    • ein anderer möglicher Grund: Voreingenommenheit der Lehrer gegen Schüler

5. Eigene Meinung

  • Es gibt kein völlig gerechtes Bewertungssystem: Die Noten von schriftlichen Tests werden zumeist von Lehrern vergeben, ausgenommen Multiple-Choice-Tests.
  • Die Noten sind wichtig, doch es kann nicht ganz genau die Begabung der Schüler abbilden.
    • Ein gutes Zeugnis kann nicht immer eine erfolgreiche Zukunft gewährleisten.
    • „Zieh keine voreiligen Schlüsse!“ (don‘t judge a book by its cover)
  • Eltern sollten toleranter sein
    • Wenn die Kinder zu stressig wegen Noten und gefortderten Unterrichtsstoffs sind, sollten Eltern aufmerksam sein und unbedingt ein Gespräch mit ihnen führen.
    • Eltern sollten ebenso einen engen Kontakt mit den Lehrern ihrer Kinder haben, aber um Hilfsmöglichkeiten für ihre Kinder zu suchen, nicht sie zu stressen.

Chủ đề 9: Rạp chiếu phim hay truyền hình?

Chủ đề 9: Kino oder Fernsehen? - Rạp chiếu phim hay truyền hình?
Luyện nói B1 tiếng Đức chủ đề xem phim

1. Persönliche Erfahrung

  • als Kind ziemlich viel fernsehen, meistens Zeichentrickfilme
  • jetzt Student, nicht viel Freizeit haben 🡪 kaum noch fernsehen, nur an den Wochenenden ein paar Stunden
  • einmal/ zweimal pro Woche/ Monat mit Familie oder Freunden ins Kino gehen, wenn neueste Filme laufen

2. Die Situation in Vietnam

  • früher nicht viele Kinos zu Hause fernsehen oder Filme auf DVD anschauen
  • heutzutage: viele moderne Kinozentren, besonders in den Großstädten 🡪 ins Kino zu gehen eine beliebte Freizeitbeschäftigung der Jugendlichen und jungen Erwachsenen sein
  • ältere Menschen sich gerne Filme zu Hause an sehen: billiger und bequemer; nur den Fernseher oder den Computer einschalten und einen Kanal auswählen müssen

3. Vorteile

  • als Treffpunkt der Jugendlichen Stress im Alltag abbauen/ reduzieren ein besonderes Freizeitvergnügen
  • viele neue aktuelle Filme ansehen, die nicht im Fernsehen laufen
  • Innovationen wie IMAX, 3D, Soundeffekte sind wesentlich gute Filmqualiät, tolle Lautsprecher, Kinobesuch als ein tolles Erlebnis
  • moderne Techniken: sehr große Leinwand und fantastisches Surround-System, dadurch Filme emotional (Faszination, Freude und Überraschung) intensiver erleben

4. Nachteile

  • Kinokarten, Eis und Getränke, Popcorn: viel Geld ausgeben/ tief ins Portemonnaie greifen müssen
  • der Film im Kino nicht angehalten werden können  🡪 ein Stück von dem Film verpassen können, wenn man auf die Toilette oder nach draußen gehen muss
  • manchmal während des Filmes von anderen Kinobesuchern gestört werden (quatschen, lachen, telefonieren …)
  • nicht gemütlich wie zu Hause: nicht reden, essen, nicht laut lachen, nicht Handy benutzen …
  • nicht immer gute Sitzplätze bekommen können 🡪 große Entfernung zum Leihwand

5. Eigene Meinung

  • Jede Möglichkeit hat bestimmte Vor- und Nachteile.
  • Ich persönlich bin der Meinung, dass es schöner ist, mit Freunden ins Kino zu gehen als allein zu Hause vor dem Fernsehen zu sitzen.
  • zur Abwechslung ab und zu mit Familie oder Freunden ins Kino gehen sollen
  • Man kann aber natürlich auch zusammen zu Hause gute Spielfilme und Serien im Fernsehen schauen.
  • Kinobesuch für sehr empfehlenswert halten: von der Umwelt abgeschottet sein, im Dunkeln sitzen und sich viel intensiver auf den Film konzentrieren

Chủ đề 10: Tình yêu qua mạng

Luyện nói B1 tiếng Đức về tình yêu qua mạng
Luyện nói B1 tiếng Đức về tình yêu qua mạng

1. Persönliche Erfahrung 

  • gern im Internet Freundschaft schließen, aber noch nie einen Partner im Internet suchen
  • Freund im Facebook kennengelernt haben 🡪 schon über einem Jahr glücklich zusammen sein
  • tolle Möglichkeit, durch Internet richtige Liebe fürs Leben finden zu können

2. Situation in Vietnam

  • früher keine soziale Netzwerke 🡪 sich nur persönlich treffen
  • heutzutage immer mehr Menschen im Internet nach ihrer zweiten Hälfte suchen
  • ein geläufiger Trend, immer beliebter, besonders bei jungen Menschen, die wenig Zeit haben und etwas Neues probieren wollen
  • viele Mädchen und Jungen lernen über das Chatten im Internet kennen.
  • bekannte Dating-Apps bzw. Partnerbörse sind z.B. vietnamcupid, ehenho, badoo, okcupid …

3. Vorteile

  • Möglichkeit, viele Menschen außerhalb des Freundeskreises kennenzulernen: Wir können Menschen kennenlernen, die wir sonst niemals im Leben treffen würden.
  • ganz gemütlich vor dem Computer sitzen und schnell neue Kontakte knüpfen
  • durch die Anonymität im Internet fällt es einem leichter, Kontakte zu knüpfen und sich mit anderen zu unterhalten, lockerer ins Gespräch zu kommen ideal für Schüchterne und Einsame
  • Zeitmangel ist kein Problem mehr. Unabhängig von der Uhrzeit kann man jederzeit chatten und Nachrichten schicken.
  • grössere Auswahl an potenziellen Partnern: Nirgends sonst haben Sie einen solchen direkten Zugriff auf partnersuchende Singles wie auf einer online-Partnersuche.

4. Nachteile

  • nur positive Eigenschaften in den Vordergrund stellen und die negativen Seiten verstecken falsche Vorstellungen voneinander haben
  • absichtlich falsche Angaben in Profilen: Manche lügen über Ihr Alter, andere verwenden sogar falsche Fotos. Vor allem unerfahrene, einsame Menschen können leicht betrogen werden.
  • persönliche Daten leicht von Betrügern missbraucht werden können
  • oft wirken Menschen beim Chatten generell anders als sie im echten Leben sind.

5. Eigene Meinung

  • Dating-Plattformen haben auch Gutes an sich: manche sich virtuell kennenlernen und ihre schöne Liebe im richtigen Leben stattfinden empfehlenswert
  • Man soll aber vorsichtig sein und selbst ehrlich bleiben.
  • Eine virtuelle Beziehung kann aber auf Dauer eine reale nicht ersetzen.

Xem thêm các chủ đề khác tại: Luyện thi nói B1 – German Link.

Việc chinh phục phần thi nói B1 không phải là “nhiệm vụ bất khả thi” nếu bạn có chiến lược ôn luyện đúng đắn và thực hành thường xuyên. German Link hy vọng rằng những kinh nghiệm luyện nói tiếng Đức B1 được chia sẻ trên sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng nói hiệu quả, đồng thời rèn luyện sự tự tin và tư duy logic trong giao tiếp. 

Hãy bắt đầu ngay hôm nay để từng bước tiến gần hơn tới mục tiêu chinh phục kỳ thi tiếng Đức B1 của bạn!

Thông tin liên hệ German Link

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tư vấn Du học Đức
Bài viết mới nhất
Du học Đại học Đức

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.

Bài viết liên quan

Hiện nay có rất nhiều app học tiếng Đức chất lượng và mới mẻ như German Gender Quiz, Doulingo, Memrise… Tuy nhiên có một app cực kỳ hữu ích cho các bạn muốn tăng khả năng nghe và nói đó chính là Chaterbugs Streams. Chúng ta cùng tìm hiểu loại app tiếng Đức trong bài […]

Đăng ký & Nhận ưu đãi