Để tiếp thu kiến thức nền tảng một cách nhanh chóng và hiệu quả, việc xây dựng lộ trình học khoa học là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, German Link sẽ giúp bạn khám phá lộ trình học tiếng Đức A1 chi tiết, tóm tắt các nội dung cần học và chia sẻ những tips hữu ích để bạn học tập hiệu quả hơn!
Ở trình độ A1, mục tiêu đầu ra là khả năng giao tiếp cơ bản trong các tình huống đời sống hằng ngày, với điều kiện người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hỗ trợ. Để đạt được điều này, bạn cần lộ trình học tiếng Đức A1 để nắm vững khoảng 500 – 600 từ vựng xoay quanh 10 – 12 chủ đề quen thuộc, cùng 8 chủ điểm ngữ pháp cơ bản như: nhóm từ loại (động từ, tính từ…), cấu trúc câu, biến đổi danh từ (Kasus), thì hiện tại và thì quá khứ.
Giai đoạn 1: Tìm hiểu văn hoá Đức
Ở giai đoạn đầu của lộ trình học tiếng Đức A1 , việc tìm hiểu về văn hoá của “xứ sở bia hơi” sẽ là một hoạt động vô cùng thú vị và hữu ích. Bạn có thể bắt đầu làm quen với các chủ đề về vị trí địa lý, con người, phong cảnh, văn hoá và lễ hội Đức qua các bài viết/video trên các nền tảng mạng xã hội như Youtube/Tiktok/Instagram/Thread,.. Điều này sẽ giúp bạn cảm nhận rõ hơn về ngôn ngữ trong ngữ cảnh thực tế và tạo động lực học tập hiệu quả.
Một số điểm thú vị sau đây về nước Đức:
- Tiếng Đức là ngôn ngữ của những tên tuổi vĩ đại như Goethe, Kafka, Mozart, Bach, và Beethoven, đóng góp lớn cho văn học và âm nhạc thế giới.
- Ngôn ngữ chính thức của Đức, cũng được sử dụng rộng rãi ở Áo, Thụy Sĩ, Luxembourg và Liechtenstein.
- Đức có cảnh sắc thiên nhiên đa dạng: núi tuyết, rừng xanh, và lâu đài cổ kính, tạo cảm giác thư thái.
- Hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới, với hầu hết các trường đại học miễn 100% học phí cho sinh viên quốc tế.
- Oktoberfest, lễ hội bia nổi tiếng nhất thế giới, diễn ra vào tháng 10 hằng năm tại Munich, thu hút hàng triệu du khách.
- Ngày Chủ Nhật tại Đức là ngày nghỉ, hầu hết cửa hàng và quán ăn không mở, tạo không gian yên bình cho người dân thư giãn.
Tham khảo thêm bài viết: Lợi ích khi học tiếng Đức để khám phá thêm những điều thú vị về “xứ sở bia hơi” nhé!
Khám phá 2 kênh Youtube giúp bạn ngắm nhìn phong cảnh, cuộc sống ở Đức qua lăng kính chân thực hơn:
- Thạch Trang: Du học sinh chuyên ngành Marketing tại Đức, trên kênh Youtube My 20s, cô bạn thường xuyên chia sẻ những vlogs về cuộc sống thường ngày tại đất nước này cũng những mẹo săn học bổng, học tập, thời trang và du lịch thú vị.
- Thuỷ Đào: Ghé thăm kênh Her 86m2, bạn sẽ như chìm vào trong thiên nhiên của miền quê nước Đức. Những video của cô xoay quanh những chuyến dạo chơi rừng, làm vườn, trang trí căn nhà nhỏ ngập nắng với những đoá hoa dại đầy màu sắc,…
Giai đoạn 2: Học bảng chữ cái và phát âm tiếng Đức
Sau khi tìm hiểu qua về đất nước và ngôn ngữ này, đã đến lúc bạn bắt đầu hành trình chinh phục tiếng Đức thực sự. Để bắt đầu lộ trình học tiếng Đức A1 , bạn cần nắm vững yếu tố cơ bản nhất: bảng chữ cái và phát âm chuẩn.
Bảng chữ cái tiếng Đức g rất giống với bảng chữ cái tiếng Anh, nhưng có thêm 4 ký tự đặc biệt. Cụ thể, bảng chữ cái tiếng Đức gồm:
- Chữ cái thông thường: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z.
- Chữ cái có dấu umlaut: Ä, Ö, Ü – Đây là các biến thể của A, O, U với âm tròn hơn.
- Chữ cái đặc biệt: ß (Eszett) – Được phát âm như “ss” và chỉ xuất hiện trong một số từ, thường là ở giữa hoặc cuối từ.
Một điểm đặc biệt của tiếng Đức là phát âm khá đơn giản, vì nguyên tắc “viết sao đọc vậy” tương tự như tiếng Việt. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không cần lo lắng về việc học cách luyến láy hay nuốt âm như khi học tiếng Anh. Tuy nhiên, mỗi âm tiết đều có cách phát âm riêng biệt, do đó bạn cần luyện tập thường xuyên để làm nền tảng vững chắc phát triển các kỹ năng khác như: Nghe, nói, đọc và viết.
Cách luyện tập phát âm chính xác và hay:
- Luyện đọc từ cơ bản: Bắt đầu bằng việc đọc các từ đơn giản, chú ý vào các âm đặc trưng như “ä”, “ö”, “ü”, “ch”, “sch”.
- Thực hành qua bài tập và video: Sử dụng các video hướng dẫn hoặc ghi âm lại giọng đọc của mình để tự đánh giá và điều chỉnh phát âm. Đây là cách giúp bạn nhận biết và sửa lỗi nhanh chóng.
- Chia nhóm âm: Một cách hiệu quả là chia các nguyên âm và phụ âm ra để học theo từng nhóm. Đồng thời, kết hợp học từ vựng có chứa các âm này sẽ giúp bạn ghi nhớ cách phát âm dễ dàng hơn.
- Sử dụng trang web Forvo để xem cách phát âm từng từ chính xác.
Giai đoạn 3: Học từ vựng cơ bản
Khi đã làm quen với bảng chữ cái và phát âm, bước tiếp theo của lộ trình học tiếng Đức A1 là bắt đầu học từ vựng cơ bản để xây dựng nền tảng cho khả năng giao tiếp của bạn. Bạn nên làm quen trước với các chủ đề thông dụng trong cuộc sống hàng ngày như chào hỏi, số đếm, màu sắc, gia đình, thời gian, đồ vật và thực phẩm.
Một số từ vựng theo chủ đề bạn có thể tham khảo bao gồm:
Từ vựng về chủ đề chào hỏi |
|
|
|
Từ vựng số đếm |
||
|
|
|
Từ vựng màu sắc |
||
|
|
|
Cách học từ vựng nhanh và nhớ lâu:
- Học từ 10 – 15 từ mới mỗi ngày
- Áp dụng từ vào câu thực tế: Sử dụng từ vựng học được vào các câu đơn giản trong các tình huống hàng ngày như: Chào hỏi, thời tiết, gọi món ăn, shopping,.. để tăng khả năng sử dụng và ghi nhớ.
- Ôn tập định kỳ: Thường xuyên ôn lại các từ đã học và cố gắng sử dụng chúng trong các bài tập hoặc giao tiếp thực tế.
- Kỹ thuật ghi nhớ sáng tạo: Tạo hình ảnh liên tưởng, liên kết từ vựng thành câu chuyện ngắn hoặc dùng flashcards có kèm hình ảnh và phát âm mẫu.
- Sử dụng công cụ học từ vựng: Các ứng dụng như Memrise, Duolingo, Busuu hoặc từ điển điện tử như Faztaa và The Free Dictionary sẽ giúp bạn tra cứu và học từ vựng một cách hiệu quả.
Giai đoạn 4: Luyện kỹ năng nghe
Trong giai đoạn 4 của lộ trình học tiếng Đức A1 , mục tiêu của bạn là phát triển khả năng nghe hiểu tiếng Đức cơ bản. Để đạt được điều này, bạn sẽ cần:
- Luyện nghe các đoạn hội thoại ngắn liên quan đến các tình huống giao tiếp hằng ngày như: Chào hỏi, hỏi đường, mua sắm, đặt phòng khách sạn,…
- Chú trọng vào việc nắm bắt thông tin chính và các từ khóa quan trọng. Bạn có thể nghe lặp lại từ tốc độ chậm đến tự nhiên để tăng khả năng nhận diện từ vựng và ngữ điệu.
Bên cạnh các bài nghe trong sách giáo trình, bạn hãy tạo thói quen nghe tiếng Đức đều đặn và chủ động qua các nguồn sau:
- Nghe nhạc: Truy cập YouTube Music và chọn bảng xếp hạng của Đức. Hãy chọn một bài hát bạn yêu thích để luyện nghe.
- Nghe Podcast:
- Audio Lingua: Chọn tiếng Đức và trình độ phù hợp (A1).
- Deutsche Welle hoặc ARD: Đây là những kênh radio nổi tiếng của Đức, giúp bạn làm quen với giọng điệu và tốc độ nói của người bản xứ.
- Tải audiobook tiếng Đức từ các ứng dụng như Audible hoặc LibriVox để luyện nghe và mở rộng vốn từ vựng của bạn.
- Xem phim bằng tiếng Đức trên Netflix, Prime,…
- Tập thói quen ghi chú những ý quan trọng hoặc những từ hay (nếu có thể).
- Hình thành thói quen tư duy nội dung bài nghe theo các ý sau: “Ai? – Cái gì? – Khi nào? – Ở đâu? – Tại sao?”
- Cố gắng giao tiếp bằng tiếng Đức càng nhiều càng tốt để cải thiện khả năng nghe hiểu trong các hội thoại hàng ngày. Nếu không hiểu một từ hoặc câu, bạn đừng ngần ngại hỏi lại bằng tiếng Đức.
Giai đoạn 5: Luyện nói và giao tiếp
Luyện nói là một phần quan trọng để cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Đức. Trong giai đoạn này, bạn sẽ tập trung vào việc thực hành giao tiếp thực tế thông qua các hoạt động như:
- Thực hành chào hỏi và tự giới thiệu: Bạn có thể nói về bản thân, sở thích, và những điều cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: “Hallo, ich heiße [Tên]. Wie heißt du?” (Chào, tôi tên là [Tên]. Bạn tên là gì?)
- Diễn đạt mọi thứ bằng tiếng Đức trong các tình huống hàng ngày: Thực hành từ những câu đơn giản như miêu tả đồ vật đến các tình huống cụ thể hơn.
- Bắt đầu từ những câu đơn giản: Đừng quá lo lắng về việc sử dụng các câu phức tạp. Hãy bắt đầu từ những câu đơn giản và sử dụng những từ vựng bạn đã học. Khi bạn đã tự tin, hãy mở rộng vốn từ vựng và cấu trúc câu của mình.
- Tham gia câu lạc bộ tiếng Đức hoặc học nhóm: Làm việc nhóm sẽ giúp bạn cải thiện khả năng nghe và phản xạ giao tiếp nhanh chóng.
- Sử dụng ứng dụng để trò chuyện với người bản ngữ: Các ứng dụng như Tandem hoặc HelloTalk là công cụ tuyệt vời để kết nối với người bản ngữ. Qua đó, bạn có thể trao đổi và thực hành tiếng Đức trực tiếp qua tin nhắn hoặc cuộc gọi thoại, giúp tăng khả năng phản xạ và giao tiếp tự nhiên.
- Tận dụng mọi cơ hội để luyện nói tiếng Đức: Hãy tận dụng tất cả các cơ hội để luyện nói tiếng Đức, ví dụ như ra lệnh cho Siri, Google hoặc ChatGPT bằng tiếng Đức.
>> Tham gia cộng đồng học tiếng Đức của German Link trên Facebook [TẠI ĐÂY]
>> Xem thêm: 250 Mẫu câu giao tiếp tiếng Đức thông dụng.
Giai đoạn 6: Luyện ngữ pháp cơ bản
Trong giai đoạn này, bạn sẽ cần học các cấu trúc ngữ pháp A1 cơ bản nhất nhưng cũng vô cùng quan trọng, bao gồm:
1. Cấu trúc câu
Nắm vững các nguyên tắc về cấu trúc câu trong tiếng Đức, đặc biệt là cách sắp xếp từ trong câu hỏi và câu phủ định.
Ví dụ:
Câu hỏi: “Wie geht’s dir?” (Bạn khỏe không?)
Câu phủ định: “Ich habe keine Zeit.” (Tôi không có thời gian.)
2. Các cách biến đổi danh từ (Kasus)
Tiếng Đức có 4 cách (Kasus) dùng để biến đổi danh từ, tính từ và đại từ:
- Nominativ (Cách chủ ngữ): Dùng cho chủ ngữ của câu.
Ví dụ: “Der Hund ist groß.” (Con chó lớn.) - Akkusativ (Cách tân ngữ trực tiếp): Dùng cho đối tượng bị tác động trực tiếp.
Ví dụ: “Ich sehe den Hund.” (Tôi thấy con chó.) - Dativ (Cách tân ngữ gián tiếp): Dùng cho đối tượng gián tiếp.
Ví dụ: “Ich gebe dem Hund einen Ball.” (Tôi đưa cho con chó một quả bóng.) - Genitiv (Cách sở hữu): Biểu thị sự sở hữu hoặc mối liên hệ.
Ví dụ: “Das ist das Haus des Mannes.” (Đây là ngôi nhà của người đàn ông.)
3. Tính từ
Hiểu cách sử dụng và biến đổi tính từ theo giống (der/die/das) và cách (Kasus).
Ví dụ: “Der große Hund” (Con chó lớn) [Nominativ] và “Ich sehe den großen Hund” (Tôi thấy con chó lớn) [Akkusativ].
4. Trạng từ
Trạng từ thường không thay đổi hình thức nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc câu.
Ví dụ: “Er spricht langsam.” (Anh ấy nói chậm.)
5. Động từ
Cách chia động từ: Học cách chia động từ ở thì hiện tại (Präsens) và làm quen với các thì khác như quá khứ (Perfekt) và tương lai (Futur I).
Ví dụ:
- Präsens: “Ich lerne Deutsch.” (Tôi học tiếng Đức.)
- Perfekt: “Ich habe Deutsch gelernt.” (Tôi đã học tiếng Đức.)
Động từ bất quy tắc: Làm quen với các động từ bất quy tắc phổ biến và cách chia chúng.
Ví dụ: “essen” (to eat) – “ich esse” (I eat), “ich aß” (I ate), “ich habe gegessen” (I have eaten).
6. Các thì chính trong tiếng Đức
Tiếng Đức có 6 thì chính, được chia theo ba mốc thời gian:
- Quá khứ: Perfekt, Präteritum, Plusquamperfekt.
- Hiện tại: Präsens.
- Tương lai: Futur I, Futur II.
Tuy nhiên, ở trình độ A1, bạn hãy tập trung vào:
- Präsens (Hiện tại): Dùng để miêu tả các hành động xảy ra trong hiện tại.
Ví dụ: “Ich gehe zur Schule.” (Tôi đi đến trường.) - Perfekt (Quá khứ): Dùng để miêu tả hành động đã xảy ra trong quá khứ và có kết quả liên quan đến hiện tại.
Ví dụ: “Ich habe das Buch gelesen.” (Tôi đã đọc sách.)
Luyện tập thường xuyên với các bài tập thực hành và áp dụng ngữ pháp vào các câu đơn giản trong giao tiếp sẽ giúp bạn củng cố kiến thức ngữ pháp nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Chi tiết hơn về kiến thức ngữ pháp A1, bạn có thể xem tại bài viết: Ngữ pháp tiếng Đức A1
Giai đoạn 7: Luyện viết câu đơn giản
Giai đoạn tiếp theo của lộ trình học tiếng Đức A1 , bạn sẽ tập trung vào việc xây dựng những câu đơn giản, rõ ràng và đúng ngữ pháp. Dưới đây là các bước và mẹo để giúp bạn phát triển kỹ năng viết:
- Học cách viết câu đơn, rõ ràng và đúng ngữ pháp: Tập trung vào việc sử dụng cấu trúc câu cơ bản: Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ (nếu có).
Ví dụ: “Ich trinke Kaffee.” (Tôi uống cà phê). Đồng thời, sử dụng các từ nối đơn giản như “und” (và), “aber” (nhưng), “weil” (bởi vì) để tạo câu dài hơn và mạch lạc hơn.
- Luyện tập với các bài viết ngắn: Hãy thử viết những bài văn ngắn, ví dụ như giới thiệu bản thân, gia đình hoặc sở thích. Ví dụ:
“Hallo, ich heiße [Tên]. Ich komme aus [Quốc gia]. Ich habe eine Schwester und einen Bruder. Meine Hobbys sind lesen und schwimmen.”
(Chào, tôi tên là [Tên]. Tôi đến từ [Quốc gia]. Tôi có một chị gái và một anh trai. Sở thích của tôi là đọc sách và bơi.)
- Thường xuyên kiểm tra và sửa lỗi bài viết:
- Sau khi viết, hãy kiểm tra bài viết để tìm ra những lỗi ngữ pháp, chính tả hoặc cách sử dụng từ không chính xác.
- Bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến như Grammarly (dành cho ngữ pháp và chính tả) hoặc tham gia các nhóm học tiếng Đức để nhờ bạn bè sửa lỗi cho bạn.
Tận dụng mọi cơ hội để viết tiếng Đức:
- Viết nhật ký: Viết nhật ký hàng ngày sẽ giúp bạn luyện tập từ vựng và cách diễn đạt trong những tình huống thực tế.
Ví dụ: “Heute habe ich viel gearbeitet. Am Nachmittag bin ich ins Kino gegangen.” (Hôm nay tôi đã làm việc rất nhiều. Vào buổi chiều, tôi đã đi xem phim.) - Viết danh sách những việc cần làm: Bạn có thể viết danh sách công việc cần làm hàng ngày để thực hành câu đơn giản và các động từ chỉ hành động.
Ví dụ: “Ich muss einkaufen gehen. Ich möchte das Zimmer aufräumen.” (Tôi phải đi mua sắm. Tôi muốn dọn dẹp phòng.) - Đặt câu hỏi và viết bình luận trên Reddit: Tham gia các cộng đồng học tiếng Đức hoặc thảo luận về các vấn đề xã hội để thực hành viết câu hỏi và trình bày ý kiến của mình. Việc tham gia vào các cuộc trò chuyện thực tế giúp bạn cải thiện khả năng viết và tư duy logic trong tiếng Đức.
Sau giai đoạn này, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm tài liệu và xây dựng lộ trình học cho các cấp độ cao hơn như A2, B1, B2,… Tuy nhiên, nếu chỉ có nhu cầu thi lấy chứng chỉ A1, bạn hãy bắt đầu vào giai đoạn số 8 – Luyện đề nhé!
Giai đoạn 8: Làm quen với cấu trúc đề thi A1
Hiện nay có nhiều đơn vị tổ chức thi chứng chỉ A1 như Viện Goethe (Goethe – Institut), ÖSD, TELC và TestDaF. Mỗi đơn vị sẽ có các cấu trúc bài thi khác nhau, vì vậy bạn cần xác định được loại chứng chỉ mong muốn để có sự chuẩn bị phù hợp.
Ví dụ, bài thi chứng chỉ A1 của Viện Goethe sẽ có cấu trúc như sau:
Phần thi | Thời gian thi | Điểm | Nhân hệ số | Điểm chung cuộc |
Nghe | 20 phút | 15 | 1,66 | 25 |
Đọc | 25 phút | 15 | 1,66 | 25 |
Viết | 20 phút | 15 | 1,66 | 25 |
Nói | 15 phút | 15 | 1,66 | 25 |
Bạn hãy bắt đầu thực hành làm các bài thi thử với áp lực thời gian tương ứng, từ đó xác định ra các điểm mạnh và yếu của mình để phát huy, cải thiện. Tham khảo bài test A1 do German Link biên soạn [TẠI ĐÂY].
Đồng thời, đừng quên ghi chép lại các lỗi sai, kinh nghiệm hay đúc rút sau mỗi lần làm đề hay cho từng dạng bài để cải thiện kết quả mỗi ngày.
Ví dụ, với bài thi viết thư của chứng chỉ A1 Viện Goethe, bạn có thể áp dụng kinh nghiệm sau:
1. Đọc kỹ đề bài ít nhất 2 lần để hiểu ngữ cảnh và xác định đối tượng người nhận.
2. Tuân theo cấu trúc thư cơ bản:
- Nơi viết, ngày tháng năm (không bắt buộc nhưng nên có).
- Lời chào đầu thư (chú ý phân biệt “informell” và “formell”).
- Nội dung chính thư.
- Lời chào cuối thư.
3. Tham khảo thư mẫu để hiểu cách viết, nhưng tránh học thuộc lòng.
4. Viết thẳng hàng, không lùi đầu dòng.
QUAN TRỌNG
- Luyện tập song song: Khi bạn tập luyện kỹ năng nghe, đừng quên học thêm từ vựng hoặc ngữ pháp liên quan đến các chủ đề bạn đang nghe. Bạn cũng có thể viết các câu đơn giản từ những gì đã nghe được.
- Đặt mục tiêu tuần: Hãy chia nhỏ mục tiêu học tập của bạn thành những bước thực tế trong mỗi tuần. Ví dụ, trong một tuần bạn có thể đặt mục tiêu luyện nghe 30 phút mỗi ngày, học 20 từ vựng và viết 2 đoạn văn ngắn.
- Tự thưởng cho bản thân: Sau khi đạt được mục tiêu trong tuần, hãy tự thưởng cho mình một món quà nhỏ hoặc làm điều gì đó bạn yêu thích để giữ động lực học tập.
Tài liệu học tiếng Đức A1
Dưới đây là một số tài liệu học tập hiệu quả bạ n có thể sử dụng trong quá trình 60 ngày lộ trình học tiếng Đức A1 :
Giáo trình học A1
- Giáo trình Menschen A1, Netzwerk A1, Schritte international A1
- Bộ tài liệu mở rộng:
- Fit fürs Goethe – Zertifikat A1: Chuẩn bị kỹ năng và đề thi A1.
- Aspekte junior A1: Phát triển kỹ năng nghe nói và giao tiếp.
Kênh YouTube học tiếng Đức A1
- Learn German with Anja: Học tiếng Đức qua các bài giảng hài hước, dễ hiểu về ngữ pháp, từ vựng và hội thoại.
- Deutsch für Euch: Kênh chi tiết, hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao, tập trung vào ngữ pháp và giao tiếp.
- Easy German: Phỏng vấn thực tế trên đường phố Đức, giúp bạn luyện nghe và học giao tiếp tự nhiên.
- Deutsch lernen mit DW (Deutsche Welle): Cung cấp các khóa học miễn phí, đặc biệt là loạt video “Nicos Weg”.
- Get Germanized: Kênh thú vị giúp bạn khám phá văn hóa Đức trong khi học tiếng Đức.
Trang web học tiếng Đức A1
- Deutsche Welle (DW): Khóa học “Nicos Weg” và các bài tập nghe, đọc và học từ vựng miễn phí.
- Goethe – Institut: Tài liệu chính thức cho kỳ thi A1, bao gồm bài luyện thi và tài liệu tham khảo.
- DeutschAkademie: Hơn 20.000 bài tập ngữ pháp và từ vựng miễn phí.
- LingQ: Học qua các bài đọc và nghe thực tế, từ cơ bản đến nâng cao.
- Memrise: Ứng dụng và trang web học từ vựng, bài tập tương tác dễ hiểu.
- BBC Languages – German: Tài liệu miễn phí dành cho người mới bắt đầu.
- Quizlet: Tạo flashcard học từ vựng và ngữ pháp nhanh chóng, dễ sử dụng.
Podcast và tài liệu nghe bổ sung
- Slow German by Annik Rubens: Podcast học tiếng Đức với tốc độ nói chậm, dễ hiểu.
- Coffee Break German: Podcast dành cho người mới bắt đầu.
- GermanPod101: Podcast và video học tiếng Đức qua tình huống thực tế.
Như vậy, German Link đã giúp bạn xây dựng một lộ trình học tiếng Đức A1 trong 60 ngày vô cùng chi tiết, giúp bạn phát triển toàn diện các kỹ năng từ phát âm đến nghe, nói, đọc, viết. Hãy kiên trì học tập và thực hành mỗi ngày, bạn sẽ xây dựng được nền tảng vững chắc để sẵn sàng “đối đầu” với các kỳ thi chứng chỉ hay “flex” khả năng giao tiếp tiếng Đức trôi chảy với bạn bè, đồng nghiệp.
Đừng quên tại German Link, trung tâm cung cấp cho bạn những Khóa học tiếng đức A1 cơ bản và cấp tốc (online, offline) nữa đấy! Với đội ngũ thầy cô giáo nhiều năm kinh nghiệm cùng phương pháp dạy thú vị, kết hợp giữa kiến thức trong giáo trình và các buổi thực hành, ngoại khoá sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra. Đặc biệt, những người bạn cùng “chung chí hướng” tại trung tâm cũng sẽ là động lực tuyệt vời, cùng bạn tiến bộ mỗi ngày. Liên hệ tới German Link để được tư vấn thêm về thời gian, thông tin giảng viên, học phí và các ưu đãi dành riêng cho bạn nhé!
Thông tin liên hệ German Link
- Hotline: 0941.588.868
- Zalo: https://zalo.me/
- Email: mkt@gl.edu.vn