Tiếng Anh và tiếng Đức đều là những ngôn ngữ phổ biến và quan trọng trên thế giới, mang lại cơ hội học tập và làm việc tại nhiều quốc gia. Trong bài viết này, hãy cùng German Link khám phá về điểm tương đồng, khác biệt giữa hai ngôn ngữ này và bí quyết vận dụng Tiếng Anh vào việc học tiếng Đức nhé!
5 điểm tương đồng giữa tiếng Anh và tiếng Đức
Tiếng Anh và tiếng Đức đều nằm trong nhóm ngôn ngữ Tây Đức thuộc hệ Ấn-Âu. Sự liên quan lịch sử này mang lại nhiều điểm tương đồng thú vị giúp người học dễ dàng chuyển đổi giữa tiếng Anh và tiếng Đức. Dưới đây là 5 điểm nổi bật:
Từ vựng tiếng Đức và tiếng Anh có cùng nguồn gốc
Nhờ chia sẻ nền tảng ngôn ngữ từ nhóm ngôn ngữ Tây Đức cổ, nhiều từ trong tiếng Anh và tiếng Đức có cùng nguồn gốc và ý nghĩa tương tự.
Ví dụ:
- “House” (tiếng Anh) và “Haus” (tiếng Đức) đều có nghĩa là “ngôi nhà.”
- “Friend” (tiếng Anh) và “Freund” (tiếng Đức) đều có nghĩa là “bạn bè.”
- “Water” (tiếng Anh) và “Wasser” (tiếng Đức) cùng nghĩa là “nước.”
Ngoài ra, cả hai ngôn ngữ còn chia sẻ từ vựng trong các lĩnh vực hiện đại.
Ví dụ:
- “Computer” (máy tính): Được dùng giống nhau trong cả hai ngôn ngữ.
- “Kindergarten” (trường mẫu giáo): Từ tiếng Đức được mượn nguyên bản vào tiếng Anh.
- “Internet,” “Smartphone,” “Robot”: Những từ này giữ cách viết và ý nghĩa giống nhau trong cả hai ngôn ngữ.
Tuy nhiên, người học cần lưu ý có những từ giống nhau nhưng mang nghĩa khác biệt. Ví dụ: “Gift” trong tiếng Anh nghĩa là “món quà,” nhưng trong tiếng Đức lại mang nghĩa “chất độc.”
Tiếng Anh và tiếng Đức đều sử dụng bảng chữ cái Latinh
Cả hai ngôn ngữ này đều sử dụng bảng chữ cái Latinh gồm 26 chữ cái: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z. Tuy nhiên bảng chữ cái tiếng Đức sẽ bổ sung thêm 4 ký tự đặc biệt gồm Ä, Ö, Ü, ß (Eszett).
Trong đó, Ä, Ö, Ü là các nguyên âm được gọi là Umlaut, thay đổi cách phát âm và ý nghĩa của từ. Ví dụ: “schön” (đẹp) khác hoàn toàn “schon” (đã, rồi). Còn “ß”: Được gọi là “Eszett” hoặc “scharfes S,” thay cho “ss” trong một số từ, ví dụ: “Straße” (đường phố).
Cấu trúc câu cơ bản giữa tiếng Anh và tiếng Đức giống nhau
Cả tiếng Anh và tiếng Đức đều tuân theo trật tự từ cơ bản Chủ ngữ – Động từ – Tân ngữ (SVO) trong câu đơn giản. Ví dụ, câu “I eat an apple” trong tiếng Anh tương ứng với “Ich esse einen Apfel” trong tiếng Đức.
Một điểm chung quan trọng giữa hai ngôn ngữ là sự tồn tại của động từ khuyết thiếu (modal verbs), dùng để diễn đạt khả năng, nghĩa vụ, sự cho phép hoặc mong muốn. Các động từ khuyết thiếu phổ biến như “can,” “could,” “must,” “shall,” “should,” “will” trong tiếng Anh tương ứng với “können,” “müssen,” “dürfen,” “sollen,” “wollen” trong tiếng Đức. Mặc dù cả hai đều đi kèm với động từ chính ở dạng nguyên mẫu, tiếng Đức có quy tắc ngữ pháp chặt chẽ hơn trong việc chia động từ và vị trí của chúng trong câu.
Ngoài ra, cả hai ngôn ngữ sử dụng hệ chữ số Ả Rập và có cách đọc số cơ bản khá giống nhau. Tuy nhiên, từ số 21 trở đi, cách đọc trong tiếng Đức có sự đảo ngược so với tiếng Anh, như ví dụ với số 21: “twenty-one” trong tiếng Anh và “einundzwanzig” trong tiếng Đức, nghĩa đen là “một và hai mươi.” Tương tự, số 45 được nói là “forty-five” trong tiếng Anh và “fünfundvierzig” trong tiếng Đức, nghĩa đen là “năm và bốn mươi.” Những điểm tương đồng và khác biệt này tạo nên sự thú vị trong việc học và sử dụng hai ngôn ngữ này.
Nhờ những điểm tương đồng trên, người học có thể tận dụng kiến thức từ ngôn ngữ này để hỗ trợ học ngôn ngữ kia. Việc nhận diện và hiểu rõ các điểm chung sẽ giúp quá trình học tập trở nên dễ dàng và thú vị hơn.
6 Điểm khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Đức
Tiếng Anh và tiếng Đức tuy có nhiều chung nhưng cũng tồn tại những khác biệt đáng chú ý, có thể kể đến như:
Tiếng Đức sở hữu âm vị đặc trưng
Tiếng Đức có nhiều âm vị mà tiếng Anh không có, tạo nên sự khác biệt trong cách phát âm:
- ch [x]: Phát âm trong từ “Bach” hoặc “ich.”
- r [ʁ]: Phát âm rung nhẹ ở cuống lưỡi.
- ü [y]: Âm tròn môi như trong từ “München.”
- ß: Một phụ âm độc đáo, phát âm giống “ss.”
Tiếng Đức không tồn tại âm câm
Tiếng Anh có các âm câm (silent letters), ví dụ: “k” trong “know,” hoặc “w” trong “write.” Ngược lại, tiếng Đức không có hiện tượng âm câm này, mọi chữ cái đều được phát âm.
Cấu trúc câu của tiếng Đức phức tạp và nghiêm ngặt hơn
Tiếng Đức có cấu trúc câu phức tạp với các quy tắc nghiêm ngặt về vị trí động từ:
- Trong câu đơn, động từ chia luôn đứng ở vị trí thứ hai. Ví dụ: “Ich gehe nach Hause” (Tôi về nhà).
- Trong câu phụ thuộc, động từ chia thường được đưa về cuối câu. Ví dụ: “Ich weiß, dass er kommt” (Tôi biết rằng anh ấy sẽ đến).
Trong khi đó, tiếng Anh linh hoạt hơn, đặc biệt trong các cấu trúc câu phức.
Tiếng Đức nổi bật với từ vựng dài
Tiếng Đức nổi bật với các từ ghép siêu dài, thường diễn đạt ý nghĩa cụ thể. Ví dụ, từ dài nhất trong tiếng Đức hiện nay là:
Donaudampfschifffahrtselektrizitätenhauptbetriebswerkbauunterbeamtengesellschaft (Từ này có 79 ký tự, chỉ Hiệp hội các viên chức cấp thấp của trụ sở điện chính của công ty tàu thủy chạy bằng hơi nước trên sông Danub.)
Trong khi đó, từ dài nhất trong tiếng Anh chỉ có 45 ký tự, là từ:
Pneumonoultramicroscopicsilicovolcanoconiosis (45 chữ cái). (Có nghĩa là bệnh phổi do hít phải bụi silic từ núi lửa)
Danh từ trong tiếng Đức được chia làm 3 giống
Tiếng Anh không phân biệt giới tính cho danh từ, trong khi tiếng Đức chia thành 3 giống:
- Giống đực (der Mann – người đàn ông).
- Giống cái (die Frau – người phụ nữ).
- Giống trung (das Kind – đứa trẻ).
Điều này ảnh hưởng đến việc chọn mạo từ và hình thức chia động từ trong câu.
Quy tắc viết hoa danh từ trong tiếng Đức
Tiếng Đức có quy tắc viết hoa đặc biệt, tất cả danh từ đều được viết hoa, bất kể là danh từ chung hay riêng. Ví dụ: “Die Katze schläft” (Con mèo đang ngủ). Trong khi đó, tiếng Anh chỉ viết hoa danh từ riêng và chữ cái đầu câu.
Mạo từ tiếng Đức thay đổi theo cách
Trong tiếng Đức, mạo từ thay đổi hình thức dựa trên chức năng của từ trong câu. Các chức năng này được xác định thông qua 4 cách ngữ pháp chính:
- Nominative (Cách chủ ngữ): Dùng để chỉ chủ thể thực hiện hành động.
Ví dụ: Der Hund bellt (Con chó sủa).
- Accusative (Cách tân ngữ trực tiếp): Dùng để chỉ đối tượng trực tiếp chịu tác động của hành động.
Ví dụ: Ich sehe den Hund (Tôi nhìn thấy con chó).
- Dative (Cách tân ngữ gián tiếp): Dùng để chỉ đối tượng nhận hoặc hưởng lợi từ hành động.
Ví dụ: Ich gebe dem Hund einen Knochen (Tôi đưa cho con chó một khúc xương).
- Genitive (Cách sở hữu): Dùng để chỉ sự sở hữu hoặc mối quan hệ.
Ví dụ: Das ist das Spielzeug des Hundes (Đây là đồ chơi của con chó).
Mỗi cách sẽ yêu cầu mạo từ thay đổi tùy theo giống, số lượng và cách ngữ pháp, giúp xác định rõ vai trò của từ trong câu.
Trường hợp ngoại lệ
Tiếng Anh có nhiều trường hợp ngoại lệ trong cả ngữ pháp lẫn cách phát âm, khiến việc học trở nên khó đoán hơn. Ví dụ: “read” (đọc) có cách phát âm khác nhau giữa thì hiện tại và quá khứ ([riːd] và [rɛd]). Ngược lại, tiếng Đức có quy tắc phát âm đơn giản, “viết sao đọc vậy” tương tự như tiếng Việt và ngữ pháp nhất quán hơn, dù đôi khi phức tạp.
Tiếng Anh và tiếng Đức cái nào khó hơn?
Khi so sánh độ khó của tiếng Anh và tiếng Đức, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nền tảng ngôn ngữ của người học và mục tiêu học tập. Tiếng Anh có ngữ pháp tương đối đơn giản với ít quy tắc chia động từ, nhưng lại có quy tắc phát âm phức tạp, khiến nhiều từ không phát âm theo cách viết. Trong khi đó, tiếng Đức có ngữ pháp phức tạp hơn, với các quy tắc chia động từ và các trường hợp (nominative, accusative, dative, genitive), nhưng phát âm thường rõ ràng và nhất quán hơn. Từ vựng tiếng Đức cũng có thể khó khăn hơn do cấu trúc ghép phức tạp.
Sự khó khăn khi học một ngôn ngữ là chủ quan và phụ thuộc vào từng cá nhân. Do đó, không thể khẳng định một cách chắc chắn ngôn ngữ nào khó hơn, mà cần xem xét từng trường hợp cụ thể dựa trên mục tiêu, sở thích và ngữ cảnh của người học.
Xem thêm bài viết: Tiếng Đức có khó không?
Vận dụng kiến thức tiếng Anh vào học tiếng Đức
Do có sự tương đồng về từ vựng và cấu trúc giữa hai ngôn ngữ giúp người học tiếng Đức dễ tiếp thu hơn nếu đã có nền tảng tiếng Anh, và ngược lại.Bạn hoàn toàn có thể tận dụng những điểm tương đồng giữa tiếng Anh và tiếng Đức để hỗ trợ quá trình học tập một cách hiệu quả. Dưới đây là các gợi ý chi tiết:
Học từ tương đồng
Bắt đầu với những từ có cách viết và ý nghĩa giống nhau để dễ ghi nhớ và xây dựng vốn từ vựng cơ bản.
Ví dụ: “Restaurant” (nhà hàng), “Telefon” (điện thoại), “Computer” (máy tính).
Hiểu cấu trúc câu
Áp dụng kiến thức về trật tự từ trong tiếng Anh (Chủ ngữ – Động từ – Tân ngữ) để hiểu các câu đơn giản trong tiếng Đức.
Ví dụ:
- Tiếng Anh: I read a book.
- Tiếng Đức: Ich lese ein Buch.
Khi đã nắm vững, bạn có thể mở rộng sang các cấu trúc phức tạp hơn.
Học thì tương ứng
Dựa vào sự hiểu biết về các thì cơ bản trong tiếng Anh (hiện tại, quá khứ, tương lai) để nắm bắt cách sử dụng thì tương tự trong tiếng Đức.
Ví dụ:
- Hiện tại: I eat an apple ↔ Ich esse einen Apfel.
- Quá khứ: I ate an apple ↔ Ich aß einen Apfel.
Phương pháp học
Áp dụng những phương pháp học tiếng Anh hiệu quả để học tiếng Đức:
- Học từ vựng theo chủ đề: Tập trung vào các chủ đề quen thuộc như thực phẩm, gia đình hoặc công việc.
- Luyện tập hàng ngày: Thực hành nghe, nói, đọc và viết tiếng Đức thường xuyên.
- Đặt mục tiêu nhỏ: Chia nhỏ mục tiêu, chẳng hạn học 5 từ mới mỗi ngày hoặc hoàn thành một bài hội thoại đơn giản mỗi tuần.
Sử dụng kiến thức tiếng Anh như một “cầu nối” sẽ không chỉ giúp bạn học tiếng Đức nhanh hơn mà còn giúp quá trình học trở nên thú vị và hiệu quả hơn.
Giải đáp 04 câu hỏi thường gặp về tiếng Đức và tiếng Anh
1. Có học tiếng Anh và tiếng Đức cùng lúc được không?
Hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, bạn nên lập kế hoạch học tập rõ ràng, ưu tiên một ngôn ngữ chính để đạt được nền tảng vững chắc, sau đó phân bổ thời gian hợp lý cho ngôn ngữ còn lại.
2. Không biết tiếng Anh có học được tiếng Đức không?
Có. Tiếng Anh không phải là điều kiện bắt buộc để học tiếng Đức.
3. Nước Đức có nói tiếng Anh không?
Có. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến thứ hai tại Đức, với khoảng 56% dân số thành thạo, đặc biệt ở các thành phố lớn và trong lĩnh vực du lịch, kinh doanh.
4. Du học Đức có sử dụng tiếng Anh được không?
Có. Nhiều trường đại học ở Đức cung cấp các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, đặc biệt ở bậc thạc sĩ. Tuy nhiên, các chương trình tiếng Đức vẫn phổ biến hơn, và việc biết tiếng Đức sẽ giúp bạn hòa nhập tốt hơn với cuộc sống và học tập tại đây.
“Biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời” , tiếng Anh và tiếng Đức là hai chiếc chìa khóa vàng mở ra cánh cửa cơ hội rộng mở. Việc thành thạo cả hai ngôn ngữ không chỉ giúp bạn tự tin giao lưu quốc tế mà còn là tấm vé thông hành đến những mục tiêu trong học tập, sự nghiệp.
Hãy bắt đầu hành trình chinh phục học tiếng Đức A1 cùng German Link. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và phương pháp học hiện đại, thú vị, chúng tôi cam kết sẽ đồng hành cùng bạn trên từng bước đường chinh phục mục tiêu ngôn ngữ.
Thông tin liên hệ German Link
- Hotline: 0941.588.868
- Zalo: https://zalo.me/
- Email: mkt@gl.edu.vn