Với vô vàn cơ hội hấp dẫn khi du học, làm việc và định cư, tiếng Đức đang trở thành xu hướng ngày càng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không ít người vẫn băn khoăn liệu học tiếng Đức có khó không? Trong bài viết này, hãy cùng German Link khám phá độ khó của tiếng Đức cùng những thách thức bạn có thể gặp phải và cách để biến quá trình chinh phục ngôn ngữ này trở nên dễ dàng hơn nhé!
Vì sao học tiếng Đức được coi là khó với người mới bắt đầu?
Dưới đây là một số lý do nổi bật khiến nhiều bạn băn khoăn tiếng Đức có khó không:
Ngữ pháp tiếng Đức phức tạp
Ngữ pháp tiếng Đức có thể khiến người học cảm thấy “đau đầu” bởi sự đa dạng và chi tiết của nó. Ví dụ như:
Chia động từ
Tiếng Đức có hệ thống chia động từ phụ thuộc vào thì, ngôi và thể. Khi mới học, bạn sẽ cần ghi nhớ cách chia động từ cho từng ngôi như ich (tôi), du (bạn), sie, er, es (cô ấy, anh ấy, nó), wir (chúng tôi), ihr (các bạn), và Sie (Ngài hoặc họ). Tất nhiên, tiếng Đức cũng có những quy tắc chia nhất định như tiếng Anh, ví dụ:
- Ngôi “Sie, wir”: Giữ nguyên thể.
- Ngôi “er, sie, es” (ngôi thứ 3 số ít): Động từ thường kết thúc bằng “-t”.
Tuy nhiên, tiếng Đức còn có rất nhiều động từ bất quy tắc, đòi hỏi bạn phải học thuộc cách chia riêng lẻ thay vì dựa vào quy tắc chung.
Cấu trúc câu phức tạp
Trong khi tiếng Anh và tiếng Việt thường theo mô hình chủ ngữ + động từ + tân ngữ, tiếng Đức yêu cầu vị trí của động từ phải tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt hơn.
Ví dụ, từ “weil” (bởi vì) sẽ đẩy động từ về cuối câu.
- Trong tiếng Anh: She can’t come because she is currently very ill.
- Trong tiếng Đức: Sie kann nicht kommen, weil sie gerade sehr krank ist.
(Dịch sát: She can’t come because she currently very ill is).
Tính từ
Tính từ trong tiếng Đức thay đổi theo giống, số và cách của danh từ mà chúng bổ nghĩa. Điều này khác hoàn toàn với tiếng Việt, khi tính từ không biến đổi và luôn đứng sau danh từ.
Giới tính của danh từ
Đây có thể nói là một trong những điểm khiến nhiều bạn lo lắng học tiếng Đức khó không bởi tiếng Đức chia danh từ thành ba giới: “der” (giống đực), “die” (giống cái), và “das” (trung tính). Điều này không chỉ ảnh hưởng đến mạo từ (the), mà còn tác động đến cách chia động từ, tính từ và giới từ trong câu. Sử dụng sai giới tính có thể gây hiểu lầm nghiêm trọng.
Ví dụ:
- Die Bank (Ngân hàng).
- Der Bank (Ghế băng).
Từ vựng dài
Hệ thống từ vựng phức tạp của tiếng Đức thường là “nỗi ám ảnh” của người mới bắt đầu, đặc biệt là các từ ghép dài. Những từ này được hình thành bằng cách ghép hai hoặc nhiều từ đơn lại với nhau để tạo ra một từ mới mang ý nghĩa chi tiết. Điều này không chỉ khiến từ vựng trở nên đồ sộ mà còn gây khó khăn cho người học khi phải phân tích và ghi nhớ.
Ví dụ, từ dài nhất trong tiếng Đức hiện nay là:
Donaudampfschifffahrtselektrizitätenhauptbetriebswerkbauunterbeamtengesellschaft (Từ này có 79 ký tự, chỉ Hiệp hội các viên chức cấp thấp của trụ sở điện chính của công ty tàu thủy chạy bằng hơi nước trên sông Danub.)
Ngoài ra, tiếng Đức cũng có nhiều từ đồng nghĩa, nhưng cách sử dụng lại khác nhau tùy ngữ cảnh. Điều này đòi hỏi người học không chỉ nắm nghĩa cơ bản mà còn phải hiểu sắc thái sử dụng của mỗi từ.
Hơn nữa, từ vựng tiếng Đức là sự pha trộn giữa các từ gốc từ tiếng Đức cổ và nhiều từ mượn từ tiếng Latinh, Hy Lạp, và các ngôn ngữ khác. Điều này tạo nên sự phong phú nhưng cũng làm tăng độ khó khi học ngôn ngữ này.
Phát âm và âm điệu
Tiếng Đức có sự khác biệt rõ rệt về phát âm và âm điệu so với tiếng Việt, đòi hỏi người học phải luyện tập thường xuyên. Một trong những thách thức lớn đối với người Việt là các âm sắc đặc trưng, đặc biệt là các âm rung như trong từ chứa chữ “r”. Việc phát âm chuẩn từ đầu là rất quan trọng để tránh sai sót trong giao tiếp.
Một điểm đáng chú ý khác là cách đọc số trong tiếng Đức. Khi đọc số hàng chục, người Đức sẽ đọc số hàng đơn vị trước, rồi mới đến số hàng chục. Ví dụ, số 23 sẽ được đọc là “dreiundzwanzig” (tức “ba và hai mươi”), trong khi khi viết, người ta sẽ ghi số hai trước số ba. Quy tắc này có thể gây khó khăn cho người học, vì nó hoàn toàn khác với cách đọc số trong tiếng Việt. Tuy nhiên, với sự kiên nhẫn và luyện tập, bạn sẽ làm quen được với những quy tắc đặc biệt này.
Vậy Tiếng Đức có khó không?
Tiếng Đức thường được xem là một ngôn ngữ tương đối thách thức, tuy nhiên, nếu để nói tiếng Đức khó không? Thì câu trả lời là không nếu có một lộ trình rõ ràng, phương pháp học hiệu quả và sự quyết tâm, việc chinh phục ngôn ngữ này hoàn toàn nằm trong tầm tay của bạn.
Tiếng Đức không phải top 5 ngôn ngữ khó nhất trên thế giới như nhiều người lầm tưởng. Trên thực tế, bạn sẽ cần khoảng 36 tuần để nắm vững tiếng Đức, trong khi các ngôn ngữ như Hindi (Ấn Độ), Hy Lạp hay Tagalog (Philippines) cần từ 44 – 88 tuần và tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Ả Rập cần đến 88 tuần.
Ngoài ra, tiếng Đức còn có những đặc điểm giúp người học dễ dàng làm quen và tiến bộ nhanh chóng như:
- Bảng chữ cái quen thuộc: Tiếng Đức sử dụng bảng chữ cái Latin với 26 ký tự như tiếng Việt, bổ sung thêm 4 ký tự đặc biệt (Ä, Ö, Ü, ß), giúp người học dễ dàng làm quen.
- Ngữ âm logic: Tiếng Đức phát âm gần như hoàn toàn theo cách viết, không phức tạp như tiếng Anh với nhiều âm câm. Chỉ cần nắm vững bảng chữ cái và cách kết hợp chữ cái, bạn sẽ dễ dàng phát âm trôi chảy.
- Từ vựng tương đồng tiếng Anh: Nếu bạn biết tiếng Anh, việc học tiếng Đức trở nên dễ dàng hơn nhờ sự tương đồng về từ vựng giữa hai ngôn ngữ.
>> Đọc thêm: Tiếng Anh và tiếng Đức: Ngôn ngữ nào khó hơn?
Hướng dẫn chinh phục tiếng Đức dễ dàng hơn
Tiếng Đức hiện nay được chia thành3 bậc với 6 cấp độ, được quy định theo Khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ (CEFR – Common European Framework of Reference for Languages), gồm:
- Bậc cơ bản (trình độ A1-A2): Dành cho người mới bắt đầu học tiếng Đức. Ở bậc này, bạn có thể hiểu và sử dụng các cụm từ quen thuộc trong giao tiếp hàng ngày, như chào hỏi, giới thiệu bản thân và người khác, và mô tả các nhu cầu cơ bản.
- Bậc trung cấp (trình độ B1-B2): Học viên có khả năng hiểu và sử dụng các văn bản rõ ràng liên quan đến các chủ đề quen thuộc như gia đình, công việc, và sở thích, cũng như có thể xử lý các tình huống giao tiếp hàng ngày, diễn đạt ý kiến và cảm xúc một cách đơn giản nhưng rõ ràng.
- Bậc nâng cao (trình độ C1-C2): Ở trình độ này, bạn có khả năng hiểu và sử dụng các văn bản phức tạp, bao gồm cả tài liệu chuyên ngành và văn bản chính thức. Ngoài ra, bạn có thể giao tiếp một cách linh hoạt và tự tin trong nhiều tình huống khác nhau, thảo luận các chủ đề phức tạp và viết các văn bản có cấu trúc tốt, gần đạt trình độ ngôn ngữ của người bản xứ.
Để học tiếng Đức hiệu quả, bạn không chỉ cần phương pháp học đúng mà còn phải duy trì thói quen luyện tập hàng ngày. Dưới đây là một số mẹo nhỏ German Link gợi ý cho bạn:
- Luyện tập thường xuyên: Bạn nên dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để cải thiện các phần như phát âm, từ vựng và ngữ pháp.
- Nghe và nói: Nghe các bài hát, podcast, hoặc xem phim bằng tiếng Đức là cách tuyệt vời để làm quen với âm thanh và ngữ điệu của ngôn ngữ. Việc này sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe và phát âm tự nhiên hơn.
- Tìm bạn cùng học: Học nhóm hoặc trao đổi với bạn bè không chỉ giúp bạn có thêm động lực, tính cam kết mà còn có thể trao đổi kiến thức để hiểu một cách chắc chắn hơn.
- Sử dụng các ứng dụng học ngôn ngữ: Các ứng dụng như Duolingo, Babbel, Memrise, Deutsche Welle, Rosetta Stone, Tandem, Quizlet,… là những công cụ hữu ích giúp bạn học tiếng Đức một cách thú vị và hiệu quả.
Dù có những thách thức đáng kể nhưng việc học tiếng Đức không phải là điều không thể. Với phương pháp học đúng đắn và sự kiên nhẫn, bạn sẽ vượt qua được những khó khăn này. Hãy nhớ rằng mỗi ngôn ngữ đều có những thử thách riêng, nhưng điều quan trọng là bạn không bao giờ từ bỏ.
Nếu bạn muốn cải thiện các kỹ năng tiếng Đức một cách nhanh chóng, đừng ngần ngại liên hệ tới German Link – Đơn vị hàng đầu trong đào tạo và tư vấn du học Đại học Đức để được hỗ trợ thêm nhé! Với đội ngũ thầy cô giáo chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm giảng dạy và phương pháp học thú vị, German Link sẽ là người bạn đồng hành lý tưởng của bạn trong hành trình chinh phục tiếng Đức.
Thông tin liên hệ German Link
- Hotline: 0941.588.868
- Zalo: https://zalo.me/
- Email: mkt@gl.edu.vn